Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc đang cạn tiền?

Khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, từ các thành phố lớn sát biển cho đến những ngôi làng nhỏ bé ở vùng núi, đều đang đối mặt với tình trạng cạn tiền.

Tuần trước, Trung Quốc công bố một loạt dữ liệu kinh tế tháng 7 gây thất vọng, làm rộ lên dự đoán nước này sẽ thực hiện thêm các biện pháp kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, giới quan sát lại một lần nữa thất vọng sau khi đã gặp phải tình trạng tương tự hồi tháng 5.
 
Tại sao Bắc Kinh lại chậm trễ như vậy? Có rất nhiều lý do để giải thích cho hiện tượng này. Tuy nhiên, lý do lớn nhất, quan trọng nhất là Trung Quốc đang hết tiền. 
 
Nhìn qua, nhận định này có vẻ phi lý. Tính đến cuối tháng 6 vừa qua, lượng dự trữ ngoại hối mà PBOC - NHTW Trung Quốc - đang nắm giữ đã lên đến 3,24 nghìn tỷ USD.  Tuy nhiên, tác dụng của dự trữ ngoại hối trong cuộc khủng hoảng tiền tệ là rất hạn chế, bất chấp khối lượng lớn đến đâu.  
 
Với giá trị của đồng nhân dân tệ sụt giảm nhẹ so với đồng USD trong thời gian gần đây, các khoản nợ của PBOC đã được giảm bớt đồng thời bảng cân đối kế toán của PBOC cũng được củng cố. Tuy nhiên, PBOC vẫn không thể chủ động sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ này. 
 
Trong bất kỳ trường hợp nào, lượng ngoại tệ mà PBOC nắm giữ gần như tương đương với các khoản nợ bằng đồng nhân dân tệ mà Trung Quốc phải gánh để có được những đồng USD, bảng Anh, euro và yên Nhật. Kết quả là, NHTW Trung Quốc không thể sử dụng lượng dự trữ mà không bị lún sâu hơn nữa vào tình trạng vỡ nợ.  Do đó, bơm 1 lượng lớn ngoại tệ vào nền kinh tế không phải là sự lựa chọn sáng suốt. 
 
NHTW Trung Quốc có thể bơm 1 lượng nhỏ dự trữ ngoại hối vào các ngân hàng trực thuộc nhà nước để tăng khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng. Gói kích thích kinh tế gần đây nhất được triển khai vào cuối năm 2008 có thể được coi là thành công khi tạo ra được tăng trưởng. Ví dụ, năm 2009, các khoản cho vay mới bằng đồng nội tệ tăng lên mức kỷ lục 9,59 nghìn tỷ nhân dân tệ, gấp đôi so với năm 2008. Xu hướng này được kéo dài cho đến  năm 2010 và 2011. 
 
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, điều này đã chấm dứt. Hệ thống ngân hàng lớn trực thuộc nhà nước không thể kham nổi hàng trăm dự án mới. Vì sao lại như vậy ?  
 
Theo số liệu từ Ủy ban điều tiết ngành ngân hàng của Trung Quốc (CBRC), tính đến cuối quý I, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng là 0,9%. Tuy nhiên, chính cơ quan điều hành cũng bày tỏ sự hoài nghi về số liệu này. Rất có thể số liệu thực tế còn lớn hơn thế nhiều lần và kéo theo đó là những hậu quả khôn lường. 
 
Gánh nặng nợ đang đè nặng lên hệ thống ngân hàng Trung Quốc và họ cần phải thu hồi lại vốn trước khi có thể giải ngân cho các dự án kích thích trong dài hạn. Theo báo cáo của Patrick Chovanec, chuyên gia đến từ đại học Tsinghua, từ đầu năm đến nay, các ngân hàng vẫn tiếp tục giải ngân các khoản vay mới. Tuy nhiên, đó chỉ là những khoản vay trong ngắn hạn. 
 
Thêm vào đó, Chovanec cũng nhấn mạnh thêm rằng các định chế tài chính này sẽ sớm gặp phải rắc rối khi họ cần đến lượng tiền lớn để tái tài trợ cho các sản phẩm quản lý tài sản đến thời gian đáo hạn. Do đó, nguồn vốn dành cho các dự án mới – yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng – sẽ rất khan hiếm. Không có gì đáng ngạc nhiên, trong tháng 7, các khoản vay mới bằng đồng nhân dân tệ sụt giảm nghiêm trọng, từ 919,8 tỷ của tháng 6 xuống chỉ còn 540,1 tỷ nhân dân tệ. 
 
Mặc dù vậy, vẫn có 1 số thành phố nhận được nguồn vốn cho các dự án mới. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra do CBRC yêu cầu các ngân hàng giải ngân cho các địa phương. Chỉ cách đây một vài tháng, đây vẫn là các địa phương nằm trong danh sách “không đi vay.” Tuy vậy, thậm chí kể cả khi van tín dụng đã được mở, các địa phương này vẫn thiếu vốn. 
  
Vậy thì tình hình tồi tệ đến mức nào? Theo Anne Stevenson-Yang, chuyên gia kinh tế đến từ J Capital Research, Cục thuế mới là thành phố lớn nhất ở Trung Quốc bị thiếu tiền. Thậm chí, các công chức của cơ quan này còn phải tự trả lương bằng cách lấy tiền trực tiếp từ người nộp thuế. Tồi tệ hơn nữa, đây lại là tình trạng phố biến trên khắp đất nước Trung Quốc.
 
Thái Châu, thành phố trực thuộc tỉnh Giang Tô giàu có, đã áp đặt 1 loại thuế bất hợp pháp ở mức 5% và cử người “gõ cửa” từng nhà để thu thuế. Trong khi đó, thành phố Changning, tỉnh Hồ Nam, hoãn kỳ nghỉ và dành cả 1 ngày cuối tuần để tiến hành thu thuế. 15 thành phố và huyện lị của đảo Hải Nam mới chỉ thu được 17% tiền thuế giao dịch nhà đất so với mực tiêu đặt ra.
 
Doanh thu thuế của Hàng Châu đã sụt giảm 2,7% trong năm nay. Thậm chí, con số này còn chưa tính đến khoản thuế phải thu từ các giao dịch nhà đất vốn đã giảm 50% trong 6 tháng đầu năm.  Các giáo viên ở Tương Đàm, 1 địa phương khác ở Hồ Nam, đã bị chậm lương và phụ cấp nhiều tháng.  
 
Chính quyền thành phố Thẩm Dương, thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh, đã tăng các loại phí tới 57% kể từ đầu năm đến nay. Tuần trước, hàng ngàn cửa hiệu và nhà hàng đã đóng cửa trong 3 ngày sau khi có thông tin các quan chức sẽ gõ cửa từng nhà để thu tiền phạt nhằm có đủ tiền tài trợ cho  Đại hội thể thao sẽ diễn ra ở thành phố này trong năm 2013. Chính quyền thành phố ngay lập tức bác bỏ thông tin này.
 
Tuy nhiên, phản ứng tránh mặt cơ quan thuế của các cửa hàng cho thấy rất có thể họ đã cạn tiền. Tồi tệ hơn nữa, các vấn đề tài chính của Trung Quốc càng trở nên khó giải quyết hơn khi mà cán cân thanh toán của nước này đang chuyển sang tình trạng thâm hụt. 
 
Trong quý II, lần đầu tiên kể từ năm 1998, Trung Quốc ghi nhận dòng vốn ròng chảy ra bên ngoài. Lượng dự trữ ngoại hối cũng sụt giảm mạnh. Người dân Trung Quốc đang mất đi niềm tin 1 cách nhanh chóng.   
 
Không có quốc gia đang phát triển nào có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính trên diện rộng. Rất có thể Trung Quốc sẽ lần đầu tiên gặp phải tình trạng này. Khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, từ các thành phố lớn sát biển cho đến những ngôi làng nhỏ bé ở vùng núi, đều đang đối mặt với tình trạng cạn tiền. 

Thu Hương

Theo TTVN/Forbes

  • Công nghiệp đẻ thuê bùng nổ tại Ấn Độ
  • Khôi phục nghề sản xuất quạt giấy "siêu đắt"
  • "Vấn đề Biển Đông là bài học cho ASEAN"
  • Nhận dạng một Trung Quốc mâu thuẫn
  • Khủng hoảng: Đổ xô đến Trung Đông tìm cơ may
  • Đổi thay ở đô thị “ma” nổi tiếng Trung Quốc
  • Hai định chế tài chính hàng đầu đồng loạt tiến vào Myanmar
  • Đổi thay ở Triều Tiên nhìn từ việc “ông Kim Jong Un lấy vợ”