Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc đối mặt nguy cơ khủng hoảng lương thực

Theo một viên chức cấp cao thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thì nước này khó có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về lương thực từ trong nước, ông cũng ngụ ý rằng điều này đồng nghĩa với việc nhập khẩu sẽ tăng cao.

Ông Chen Xinwen, giám đốc văn phòng nông thôn Trung Quốc, nói về về chính sách khôn ngoan nhằm hướng tới mục tiêu cao hơn là nâng cao sản lượng lượng lương thực vì Trung Quốc đang cố gắng sản xuất lương thực từ những vùng đất có thể trồng trọt được.

Tuy nhiên, những nhận định của ông dường như đang đi chệch so với những tuyên bố từ các nhóm khác trong Chính phủ Trung Quốc. Theo những tuyên bố này thì Trung Quốc đang phải cố gắng đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cơ bản trong nước. Vừa qua, Quốc hội Trung Quốc cũng ra thông báo sẽ thực hiện tất cả những biện pháp cần thiết để bảo đảm sản lượng tăng liên tục lần thứ 8 vào vụ mùa năm nay. Nhiều quan chức cũng cho biết sản lượng cao hơn là yếu tố cần thiết để chống chọi với lạm phát, điều được coi là ưu tiên hàng đầu của chính phủ trong năm nay.

"Theo đuổi mức năng suất cao đồng nghĩa với một nền nông nghiệp không an toàn và vượt quá khả năng. Tất nhiên, chúng ta cần tăng sản lượng trong lĩnh vực này nhưng những phương pháp kỹ thuật và nguồn lực của chúng ta không thể đáp ứng được". Ông Chen nhận định.

Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã nhấn mạnh tới việc phải sản xuất ra một lượng lớn lương thực để đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho một dân số khổng lồ, tránh trở nên phụ thuộc vào những nguồn cung bên ngoài. Trong vài thập niên gần đây, Chính phủ đã hạ thấp mục tiêu tự cung cấp đối với một số loại ngũ cốc như đậu tương, nhưng vẫn coi ngô, lúa mì và gạo là các loại lương thực chính và duy trì kho dự trữ khổng lồ những loại lương thực này. Theo ông Chen nguồn dự trữ cho những loại lương thực này ước tính khoảng 200 triệu tấn bao gồm cả dự trữ của tư nhân và chính phủ, chiếm tới 2/5 lượng tiêu thụ hàng năm và cũng là nguồn dự trữ lớn nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, nhập khẩu lương thực của Trung Quốc vẫn tăng trong vài năm gần đây đặc biệt là những loại ngũ cốc cơ bản. Khối lượng nhập khẩu tăng mạnh trong năm vừa qua và cũng là mức nhập cao nhất trong vòng một thập niên. Ví dụ điển hình nhất là đối với ngô, Trung Quốc đã từng là một nước xuất khẩu loại ngũ cốc này trong suốt 15 năm, nhưng năm ngoái nước này phải nhập khẩu vì hạn hán kéo dài tại một số vùng làm cho sản lượng ngô trong nước giảm đáng kể. Nhập khẩu lúa mì và gạo cũng tăng cao.

Sự thay đổi này phần lớn diễn ra trong chế độ ăn uống khi dân số Trung Quốc trở nên giàu có. Những thay đổi này có nghĩa là "chúng ta không đủ khả năng đáp ứng mức độ tiêu dùng", ông Chen cho biết. Theo ông thì những hạt giống cây trồng mới, sự gia tăng độ màu mỡ của đất cùng với các nông trại có hệ thống chính là một phần giải pháp. Tuy nhiên nó lại đặt ra những vấn đề mang tính cố hữu. Đó là ô nhiễm môi trường, thực phẩm không an toàn và giá quá đắt.

Ông Chen cho rằng hiện tại Trung Quốc vẫn có thể tự cung cấp lương thực cho mình. Tuy nhiên, ông ấy cũng nhấn mạnh giá trị của thương mại. Ông ta muốn nói tới đỗ tương, năm 2004, Trung Quốc nhập khẩu đỗ tương vượt sản lượng trong nước để đáp ứng nhu cầu của người dân đang tăng lên mạnh mẽ.

"Trung Quốc đã từng là nước sản xuất đỗ tương nhiều nhất thế giới nhưng hiện nay lại là nước nhập khẩu đỗ tương lớn nhất thế giới", ông Chen cho hay. Năm ngoái, Trung Quốc đạt mức kỷ lục nhập khẩu 54,8 triệu tấn đỗ tương.

Ông Chen cũng nhấn mạnh vào sự nhận thức của Trung Quốc trong việc tăng sự kiểm soát của nước ngoài ở một số lĩnh vực nông nghiệp trong nước. Năm ngoái, một số quy trình nhập khẩu lương thực nước ngoài rơi vào những chỉ trích của người dân khi giá lương thực tăng khiến lạm phát lên cao.

"Chính phủ cam kết việc chào đón các công ty nước ngoài vào cạnh tranh trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và thật sai lầm khi để các công ty nước ngoài kiểm soát giá lương thực ở Trung Quốc", ông Chen nói.

Các công ty lương thực nước ngoài cũng "đóng góp vào sự đổi mới" và việc phát triển các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc không có nghĩa là chúng ta phải siết chặt họ.

Thứ 5 vừa rồi không phải là lần đầu tiên ông Chen đưa ra những lời nói đầy sắc thái về chính sách nông nghiệp từ Bộ Nông nghiệp và Ban quản lý lương thực quốc gia. Cuối năm ngoái, trong một bài luận của mình, ông Chen đặt ra câu hỏi liệu khái niệm tự cung tự cấp tồn tại bao lâu trong tình trạng kinh tế nông nghiệp như hiện nay?

Cho đến nay, ông ấy vẫn chưa từ bỏ việc ý định hướng Bắc Kinh tới mục tiêu này.

"Đó vẫn là một khái niệm quan trọng. Thật nguy hiểm đối với một đất nước có dân số đông như Trung Quốc lại không thể tự cung tự cấp lương thực cho mình", ông Chen cho hay hồi tháng 1.
-----------------------------------------
Tác giả: HỒNG THẮM (THEO WSJ)

Theo: VEF