Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật cho các quốc gia khác sẽ giảm khoảng 570 tỷ yen (gần 7 tỷ USD) trong tài khóa 2011.
Thông tin này vừa được đại diện Chính phủ Nhật cũng như Đảng Dân chủ (DPJ) cầm quyền xác nhận. Theo đó, nguồn vốn có được từ giảm ODA sẽ được giới chức Nhật bổ sung cho các kế hoạch tài chính khẩn cấp sẽ tiếp tục được triển khai trong tháng 4 tới nhằm xây dựng lại cơ sở hạ tầng và nền kinh tế sau thảm họa động đất - sóng thần.
Cùng với việc cắt giảm ODA, Chính phủ Nhật cũng công bố kế hoạch chi thêm 3.000 tỷ yen (khoảng 35 tỷ USD) để phục vụ công cuộc tái thiết. Nhà chức trách nước này cũng sẽ xem xét các biện pháp nhằm hạn chế gánh nặng cho ngân sách, bên cạnh cắt giảm ODA như giảm chi, tăng thuế, hủy bỏ các chính sách hỗ trợ…
Chính phủ Nhật Bản cũng cho biết, họ sẽ mua 137,9 tỷ trái phiếu của Công ty điện lực Tokyo (Tepco) để giúp doanh nghiệp này vượt qua những khó khăn trước mắt.
Theo hãng thông tấn Kyodo, quyết định này được Chính phủ Nhật đưa ra sau cuộc gặp giữa Tổng thư ký DPJ, Katsuya Okada với lãnh đạo 2 đảng đối lập lớn là Đảng Dân chủ tự do và Đảng Komeito Mới nhằm tìm kiếm sự ủng hộ trong các kế hoạch tài chính tiếp theo. Tuy vậy, chi tiết của dự án ngân sách mới sẽ chỉ được DPJ công bố sớm nhất trong vòng một tuần tới.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Việc Trung Quốc, nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới hạn chế mở rộng quá mức các mỏ khai thác đất hiếm và ô nhiễm môi trường có thể là dấu hiệu của sự kết thúc các nguồn cung đất hiếm giá rẻ từ nước này.
Động đất và sóng thần gây ra thiệt hại vô cùng to lớn đối với Nhật Bản. Cũng chính vì thế mà câu hỏi về Nhật Bản sẽ phục hồi như thế nào và cần bao nhiêu thời gian để phục hồi sau thảm hoạ động đất, sóng thần và hạt nhân này hiện chỉ có thể được trả lời chưa đầy đủ.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.