Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc: Khoảng cách giàu nghèo tiềm ẩn rủi ro tài chính

Điều mà sự phân hóa giàu nghèo của Trung Quốc đang đe dọa không chỉ có ổn định xã hội. Nếu những người giàu mang tiền đi khỏi, hệ thống tài chính quốc gia này cũng sẽ bị tác động nặng nề.

Khoảng cách giàu nghèo của Trung Quốc có lẽ còn lớn hơn so với những con số mà chính phủ công bố. Theo số liệu của Cục thống kê Trung Quốc, năm 2008, thu nhập có thể chi phối trong 1 năm của 10% số người giàu nhất ở các đô thị Trung Quốc chỉ có 6300USD, gấp 9 lần 10% số người nghèo nhất.

Nếu chuyển đến các trung tâm thành phố như Bắc Kinh hay Thượng Hải, bạn sẽ nghi ngờ các số liệu này. Những nhà giàu mới nổi ở Trung Quốc đang lái những chiếc xe Audis, mang túi Louis Vuitton, nếu với thu nhập chỉ có 6300USD/năm làm sao có thể mua được những thứ này. Một nghiên cứu độc lập của giáo sư Wang Xiao Lu của Quỹ cải cách Trung Quốc phát hiện, thu nhập mỗi năm của 10% số người giàu nhất Trung Quốc là gần 20200USD, gấp 25 lần 10% số người nghèo nhất.

Đồng thời, những người giàu nhất này cũng đã thu về số tài sản kếch sù. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Chiêu Thương Trung Quốc (China Merchants Bank) và Công ty Bain&Co, số tài sản có thể đầu tư năm 2011 của 590 nghìn người giàu nhất Trung Quốc – chiếm chưa tới 0,05% tổng dân số sẽ đạt tới 27000 USD.

Việc người giàu lạm dụng đặc quyền đã trở thành một quả “bom nổ chậm” gây bất mãn trong xã hội. Và các cuộc chống chính quyền không chỉ là vấn đề duy nhất. Chuyên gia về kinh tế Trung Quốc đến từ trường Đại học Northwestern nước Mỹ - ông Victor Shih cho rằng, tầng lớp siêu giàu của Trung Quốc đang nắm giữ một nguồn vốn khổng lồ có thể đe dọa sự ổn định tài chính.

Điều khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc mất ăn mất ngủ là nỗi lo tháo vốn ra bên ngoài. Trong thời gian khủng hoảng tài chính châu Á, sự thu hồi vốn đột ngột của các nhà đầu tư đã gây tác động nặng nề cho Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan. Trung Quốc vẫn chưa mở các tài khoản vốn, điều này khiến vốn của các nhà đầu tư không thể đổ vào nước này một cách hợp pháp. Nhưng mối quan hệ thương mại và đầu tư to lớn đồng nghĩa việc trốn kiểm soát tương đối dễ dàng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm của Trung Quốc đạt gần 10%, đồng Nhân dân tệ lại tăng giá, điều này đồng nghĩa giới nhà giàu Trung Quốc không có lý do chuyển tài sản ra nước ngoài. Nhưng những điều kiện này sẽ không duy trì mãi mãi. Kết quả điều tra tiến hành với 2600 người có giá trị ròng cao cho thấy, gần 60% số người đã sắp xếp hoặc đang tính chuyện di dân kinh tế. Việc tháo vốn là một “rủi ro” có thể xảy ra, vì thế nhà đầu tư không thể chủ quan.

(Vitinfo)

  • Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn của Mỹ Latinh
  • Châu Á chưa thể giải quyết được vấn đề nghèo phi thu nhập
  • Phí dịch vụ thuê giúp việc nhà ở Malaysia tăng cao
  • Lý do cây thuốc phiện trồng nhiều ở Afghanistan
  • "Trung Quốc sẽ duy trì thặng dư trong năm nay"
  • Bong bóng nhà đất Trung Quốc lớn cỡ nào?
  • A-rập Xê-út sẵn sàng đáp ứng đủ nhu cầu dầu mỏ
  • Nhật cần làm gì để củng cố uy tín sau sự cố phóng xạ?