Các công ty trong ngành năng lượng gió của Trung Quốc đang dần hướng ra các thị trường bên ngoài nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch đồng thời mở rộng kinh doanh ra thị trường toàn cầu.
Công ty Khoa học và Công nghệ Goldwind của Trung Quốc hiện là một trong số các nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất thế giới và được mệnh danh là "viên đá nền tảng" cho sự bùng nổ ngành kinh doanh năng lượng sạch của nước này. Tuy vậy, công ty này lại hầu như không được biết đến ngoài thị trường nội địa.
Goldwind hiện đang nỗ lực thay đổi điều này. Trong trang trại ngô của một nông dân vùng Minnesota, công ty này đang xây dựng ba cối xay gió cao 20 tầng. Đây là dự án đầu tiên của Goldwind tại Mỹ và Goldwind hy vọng dự án này sẽ giúp công ty thu hút thêm nhiều khách hàng khác.
Ông Kerry Zhou, giám đốc phát triển của Goldwind, cho biết: "Hiện có nhiều người tiên phong và chúng tôi đang theo sát họ. Chúng tôi dự kiến chắc chắn rằng trước năm 2011 chúng tôi có thể đạt được kết quả tốt."
Thị trường cho thiết bị sử dụng năng lượng gió của Trung Quốc đang dần qua mặt Mỹ trong năm nay để trở thành thị trường lớn nhất thế giới phần lớn nhờ chiến dịch thúc đẩy năng lượng tái sinh của Chính phủ Trung Quốc để làm trong sạch môi trường và kiềm chế nhu cầu khí đốt cũng như dầu mỏ tăng vọt của nước ngoài. Hiện các nhà sản xuất lớn nhất Tring Quốc đang mong muốn mở rộng tại Mỹ, Châu Âu và các thị trường khác. Các nhà cung cấp phương Tây có thể phải đối với một đối thủ cạnh tranh mới là Trung Quốc trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ những nỗ lực toàn cầu nhằm hạn chế sự thay đổi khí hậu.
Thêm vào đó, các nhà sản xuất của Trung Quốc có thể nhận được sự ủng hộ nếu như các quan chức tham gia hội nghị khí hậu Liên Hợp Quốc tại Copenhagen, Đan Mạch, nhất trí với các biện pháp mới để thúc đẩy mở rộng việc sử dụng năng lượng sạch.
(Theo Phương Anh // Trang tin VN&QT // Lược dịch theo CE)
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Bộ trưởng Thương mại Iran cho hay, nước này tỏ ra lạc quan về tiến trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2017, nếu ảnh hưởng chính trị không phải vấn đề đáng ngại. Ông Mehdi Ghazanfari nói với các phóng viên bên lề một hội nghị WTO hôm thứ Tư tuần trước rằng, trong vòng 5 đến 7 năm tới Iran sẽ thực hiện các tiến trình đàm phán gia nhập WTO.
Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cho biết, Nhật Bản đã chính thức đưa ra gói kích thích kinh tế mới vào hôm nay (07/12) nhằm hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế trước nguy cơ đe dọa từ tình trạng thiểu phát và đồng Yên mạnh trên thị trường tiền tệ.
Ấn Độ là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất thế giới từ cuộc khủng hoảng nợ Dubai do mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa nước này và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).
Trung Quốc hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2009, đây là lời khẳng định của một chuyên gia kinh tế hàng đầu Trung Quốc. Ông Yao Jingyuan, trưởng kinh tế gia Ban thống kê quốc gia Trung Quốc đã đưa ra lời khẳng định Trung Quốc hoàn toàn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay.
Việc sắp sửa đi vào hoạt động của tuyến đường ống khí đốt Trung Á có ý nghĩa rất trọng đại. Trên thực tế, nó không chỉ là một "con đường của sự thắng lợi chung", mà còn là “con đường của tình hữu nghị”, Shayakhmetov - Tổng giám đốc Công ty đường ống khí đốt châu Á Kazakhstan nhấn mạnh.
Công ty dầu khí Trung Quốc “China North East Petroleum” hôm 04/12 công bố kế hoạch đưa giàn khoan nước sâu mới "Tiancheng" vào hoạt động trong đầu năm 2010, trở thành giàn khoan nước sâu thứ hai của công ty này.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.