Lần đầu tiên người Trung Quốc mua nhiều xe ô tô hơn người Mỹ trong năm nay. Nhu cầu của người Trung Quốc cao đến mức mà những người lái xe phải ghi tên họ vào các danh sách chờ dài để chờ mua những mẫu xe được ưa chuộng nhất.Zhang Ge Lu, một người thiết kế nội thất 28 tuổi nói: “Tôi thất vọng, nhưng tôi có thể làm gì?”. Anh vừa đi cùng với hai người bạn tới một dãy các nhà phân phối tại Tây Nam Trung Quốc để mua một chiếc Toyota RAV4 màu đen, nhưng chỉ được trả lời rằng anh sẽ phải đợi 2 tháng nữa mới có hàng.
Và không chỉ mặt hàng xe ô tô. Đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng khác, Trung Quốc đang vượt trội hơn Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất thế giới – từ ô tô cho tới tủ lạnh, máy rửa bát, kể cả máy tính để bàn.
John Bonnell, giám đốc dự báo thị trường phương tiện đi lại Châu Á tại J.D. Power & Associates nói: “ Thị trường Trung Quốc đang tăng hết tốc lực – bùng nổ chỉ là một cách nói giảm bớt đi tại thời điểm này,”
Trung Quốc đang tiến lên phía trước tại thời điểm đặc biệt này một phần có lý do từ người Mỹ - với những món nợ chồng chất, lo lắng về tình hình thất nghiệp, đang kéo nước Mỹ đi xuống. Sau những thập kỷ chi tiêu dồn dập, người Mỹ đang tiết kiệm. Và người Trung Quốc, những người mà các nhà kinh tế cho rằng “nghiện tiết kiệm”, lại đang chi tiêu nhiều hơn.
Trong số 1,3 tỷ người dân Trung Quốc, sự tăng thu nhập cuối cùng đã khiến một số lượng lớn người Trung Quốc đủ giàu có để mua sắm nhiều những hàng hóa đắt tiền.
Câu hỏi đặt ra là: Liệu họ có tiếp tục chi tiêu không? Chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy tiêu dùng bằng các hình thức giảm giá, trợ cấp và cho vay ngân hàng với số lượng lớn. Việc liệu Trung Quốc có thể chuyển sự chi tiêu phóng khoáng sang thành nguồn gốc của một xã hội tiêu dùng thực sự hay không, không chỉ là vấn đề đối với Trung Quốc, mà là với cả thế giới.
Trong nhiều năm, phương Tây đã thúc ép Trung Quốc phải tăng tiêu dùng nội địa và giảm sự phụ thuộc của nó vào xuất khẩu – điều đó có lý do bởi sự quá phụ thuộc của Trung Quốc vào xuất khẩu đã bóp méo thương mại toàn cầu.
Để giữ cỗ máy xuất khẩu của mình vẫn hoạt động mạnh, Trung Quốc đã kìm giữ mệnh giá đồng tiền dưới giá trị để làm cho hàng hóa của Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường nước ngoài. Trung Quốc đã làm người dân của họ nghèo đi, kìm mức lương và lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp một cách khiên cưỡng để trợ giúp cho những nhà xuất khẩu.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc và sự can thiệp vào thị trường tiền tệ trên diện rộng đã giúp Trung Quốc tích lũy được 2,2 nghìn tỷ dự trữ ngoại hối, chủ yếu dưới hình thức các trái phiếu kho bạc Mỹ, các chứng khoán được đảm bảo bằng cho vay thế chấp và các hình thức đầu tư bằng Đôla khác, giúp nước này giữ mức lãi suất thấp và tài trợ cho các khoản vay của người Mỹ. Tính keo kiệt của người Trung Quốc đã kích hoạt tính hoang phí của người Mỹ.
Nếu như người Trung Quốc mua nhiều hơn và người Mỹ tiết kiệm nhiều hơn, một sự hoán đổi kinh tế toàn cầu ổn định hơn có thể được hình thành. Trong lúc chờ đợi điều đó xảy ra, tăng trưởng tiêu dùng của Trung Quốc là một tin vui cho cả thế giới. Lần đầu tiên, Trung Quốc, chứ không phải là Mỹ, là một đầu máy giúp kéo nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi suy thoái.
Những nhà sản xuất ô tô đang tiếp tục bán 12,8 triệu xe ô tô con và xe tải nhẹ tại Trung Quốc trong năm nay, hầu như tất cả các loại xe này đều được sản xuất tại Trung Quốc ( mặc dù phần lớn là các nhãn hiệu nước ngoài), so với 10,3 triệu bán tại Mỹ. Các nhà sản xuất thiết bị hi vọng sẽ bán được 185 triệu tỷ lạnh, máy rửa bát và các dụng cụ nhà bếp khác và dụng cụ giặt là tại Trung Quốc trong năm nay, so với con số 13 triệu tại thị trường Mỹ.
Đối với mặt hàng máy tính để bàn, Trung Quốc có những bước đi vững chắc vượt Mỹ trong Quỹ thứ ba, người Trung Quốc mua 7,2 triệu – trong khi người Mỹ chỉ mua 6,6 triệu.
Doanh thu bán lẻ của Trung Quốc tăng 17% trong năm, sau khi đã điều chỉnh lạm phát, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế.
Người Mỹ đã cắt giảm chi tiêu mọi thứ kề từ giày dép cho tới nội thất, trang sức. Nhưng các hộ gia đình Trung Quốc lại đang đủ sức để chi tiêu những khoản lớn như mua ô tô và những vật dụng đắt tiền khác với mức thu nhập đang tăng của mình.
Cùng lúc đó, các ngân hàng Trung Quốc đang tăng cường cho vay tiêu dùng. Tỷ lệ doanh thu bán ô tô và các khoản vay đã tăng gấp đôi trong năm nay. Chi tiêu qua thẻ tín dụng đã tăng 40% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, Trung Quốc vẫn có tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng là cứ trong 8 người thì có 1 người sử dụng thẻ tín dụng, so với tỷ lệ 50% của Mỹ.
Trong khi việc “ăn ngon mặc đẹp” đang lan rộng ở Trung Quốc, sự thịnh vượng dựa trên các khoản vay của Trung Quốc có thể cũng sẽ trở thành mầm mống của những rắc rối về kinh tế trong tương lai. Ủy ban điều chỉnh hệ thống ngân hàng gần đây đã ra lệnh cho các ngân hàng hạn chế cho vay từ giờ cho đến cuố năm, vì lo ngại rằng một vài khoản vay trong năm nay có thể trở thành nợ xấu trong vài năm tới, việc này đã từng xảy ra với các khoản cho vay cầm cố lớn tại Mỹ.
Ủy ban đã cảnh báo sẽ chặn các dự án đầu tư của các ngân hàng ra nước ngoài và cả việc chi nhánh ở nước ngoài trừ khi họ có thể chứng minh họ có đủ vốn có thể bù đắp được rủi ro.
Qui mô của thị trường tiêu dùng Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc khó có thể trở thành cứu tinh cho nền kinh tế nếu nó hành động một mình, kể cả tốc độ tăng trưởng của nó có nhanh đến mấy. Tổng chi tiêu tiêu dùng tại Trung Quốc vẫn ít hơn 1/6 chi tiêu tiêu dùng của người Mỹ tại mức giá hiện tại và tỷ giá hối đoái hiện tại. Lý do chính là vì Trung Quốc có tương đối ít nhà hàng, khách sạn và các công ty kinh doanh dịch vụ khác, ngay cả khi doanh thu bán hàng hóa thành phẩm tăng.
Mức giá trung bình của hầu hết hàng hóa Trung Quốc đều rẻ hơn nhiều so với mức giá tại thị trường phương Tây. Nhiều sản phẩm, bao gồm một vài sản phẩm do China dẫn đầu về số lượng bán, tổng doanh thu tính bằng Đôla vẫn nhỏ hơn so với doanh thu tại Mỹ.
Giá bán xe ô tô con trung bình tại Trung Quốc là 17.000$ trong khi tại Mỹ là 30.000$, theo J.D Power. Đó là vì người tiêu dùng Trung Quốc mua nhiều hơn các loại ô tô nhỏ và mua ít các xe thể thao thời trang và có nhiều tiện ích. Trong khi thị trường Trung Quốc chiếm ¼ thị phần tính trên tiêu chí số lượng xe bán, thì thị trường Mỹ vẫn chiếm 2/3 tính trên tiêu chí giá trị tính ra Đôla.
Tương tự như thế, thị trường dụng cụ hộ gia đình tại Mỹ là thị trường lớn thứ 3 thế giới nếu tính trên doanh thu bằng Đôla, cho dù thị trường Trung Quốc lớn thứ 3 thế giới nếu tính trên số lượng bán.
Phillip S.Carmicheal, chủ tịch quản lý thị trường châu Á của Haier – nhà sản xuất dụng cụ lớn nhất Trung Quốc nói: “Bạn sẽ không có một cái lò vi sóng để nấu một con gà tây the cook-a-turkey-in-the-oven tại Trung Quốc, bởi chúng tôi không có cách thức nấu nướng đó,”
Tuy nhiên trong một số ngành, người mua hàng Trung Quốc đã chi mạnh tay hơn người Mỹ. Theo AU Optronics của Đài Loan, nhà sản xuất ti vi màn hình phẳng lớn thứ ba thế giới, doanh thu trung bình bán ti vi màn hình phẳng tại Trung Quốc lớn hơn tại Mỹ.
Khi mà doanh số bán ô tô con tăng nhanh vào đầu năm nay, nhiều nhân viên của ngành công nghiệp ô tô đã quy rằng đó là do các chương trình kích thích của chính phủ. Để kích thích nền kinh tế, chính phủ Mỹ đã đưa ra các chương trình giảm giá cho các gia đình nông thôn muốn mua ô tô con và các vật dụng gia đình, và đã giảm thuế doanh thu đánh vào xe ô tô con động cơ nhỏ.
Nhưng sự bùng nổ về doanh số đã mở rộng sang cả các danh mục khác không nhận được trợ giúp từ các chương trình kích thích.
Doanh thu bán S.U.V đã tăng 72% trong tháng 10 so với một năm trước. Tại Nissan, doanh số bán ô tô động cơ lớn – không đủ tiêu chuẩn để được áp dụng chương trình giảm thuế của chính phủ - thậm chí có mức tăng nhanh hơn so với doanh số bán xe ô tô động cơ nhỏ.
Doanh số bán ô tô đã tăng 142% trong 11 tháng đầu năm nay, so với doanh số của cùng kỳ năm ngoái. Và con số này còn đang tiếp tục tăng, tăng mạnh tới 96% vào tháng 11 so với tháng 11/2008. Doanh số bán ô tô tại Mỹ đã tăng 37% trong tháng trước.
Người tiêu dùng Trung Quốc có tiềm năng sẽ tiêu dùng nhiều hơn trong những năm tới. Tỷ lệ tiết kiệm gần 40% - và sẽ duy trì ở mức cao trừ khi và cho đến khi Bắc Kinh tạo ra một mạng an toàn xã hội cho những thứ như chăm sóc sức khỏe hay thời gian về hưu, sẽ khuyến khích người Trung Quốc chi tiêu nhiều hơn.
Và mặc dù thu nhập hàng năm vẫn ở mức trung bình chỉ 2.775 Đôla một người ở thành thị và 840$ một người ở khu vực nông thôn, các nhà kinh tế phương Tây dự đoán rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng gần 12% trong mỗi 2 năm tới và tiền của Trung Quốc được dự báo sẽ được điều chỉnh tăng vào thời điểm thích hợp, qua đó tăng sức mua của người tiêu dùng.
(Theo H.Trang // Stockbiz // NYTimes)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com