Ngày 6/1, tại mỏ khí đốt Dovletabad lớn nhất ở Turkmenistan đã diễn ra lễ khánh thành đường ống dẫn khí đốt liên quốc gia thứ hai từ Turkmenistan sang Iran.
Tại buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdymuhamedov và Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad.
Với việc đưa vào vận hành đường ống dẫn này, lượng khí đốt của Turkmenistan xuất khẩu sang Iran sẽ tăng gấp đôi, lên 20 tỉ m3/năm.
Tổng thống Turkmenistan cho biết việc tăng cường hợp tác với Iran trong lĩnh vực cung cấp khí đốt tự nhiên đáp ứng chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu các nguồn năng lượng, hai bên cùng có lợi, hiệu quả kinh tế và cạnh tranh lành mạnh.
Theo ông, đường ống mới, với chiều dài 30,5km và công suất 12,5 tỉ m3/năm, là một bước hướng tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ các nguồn năng lượng của quốc gia Trung Á này.
Đường ống dẫn khí đốt đầu tiên giữa Turkmenistan và Iran được hoàn thành năm 1997 và có công suất 8 tỉ m3/năm.
Bộ Ngoại giao Turkmenistan cho biết nước này kiên trì thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường khí đốt nhằm duy trì sự cân bằng lợi ích trong không gian năng lượng Á-Âu trên cơ sở các đối tác được tiếp cận bình đẳng các nguồn năng lượng của nước này.
Hồi tháng 12/2009, Turkmenistan đã đưa vào hoạt động đường ống dẫn khí đốt sang Trung Quốc với công suất dự kiến lên tới 40 tỉ m3.
Cũng thời gian này, Nga và Turkmenistan đã kí Hiệp định về mở rộng hợp tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng và chế tạo máy. Năm 2010, nước này dự kiến xuất sang Nga 30 tỉ m3 khí đốt./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Quan chức Ngân hàng Thái Lan Suchart Sakkankosone cho biết, hiện đã có thêm những dấu hiệu vững chắc về sự phục hồi của nền kinh tế Thái Lan, với sản lượng công nghiệp trong tháng 11 ước tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng mạnh nhất trong 16 tháng qua.
Hôm nay, 11/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên khẳng định nước này đã đạt được “một loạt quan điểm chung” với Mỹ về sự cần thiết nối lại đàm phán sáu bên và tầm quan trọng của việc thực thi tuyên bố chung năm 2005.
Một đám cháy lớn xảy ra tại khu dân cư nghèo ở Metro Manila của Philippines hôm 23 - 12, thui rụi ít nhất 1.000 ngôi nhà và đẩy hơn 3.000 gia đình vào cảnh màn trời chiếu đất.
Tập đoàn sữa Shanghai Panda, từng bị đóng cửa trong vụ bê bối sữa “bẩn” năm 2008, đã bị đóng cửa lần nữa sau khi kiểm tra thấy một số sản phẩm có chứa hoá chất độc hại tương tự như trước đây.
Hãng tin Reuters tại Singapore đưa tin, một năm trước giai đoạn cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư giữ vững lòng tin với châu Á đã gặt hái được khá nhiều thành công. Bởi vì thị trường của khu vực này đã né tránh một cách ngoạn mục khỏi tác động của cơn bão tài chính, khiến các nhà đầu tư kiếm được bộn tiền.
Trung Quốc và sáu nước Đông Nam Á khác ngày hôm qua đã cùng chúc mừng sự ra đời của khu vực tự do thương mại lớn nhất trên thế giới, khi mà hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay Asean-6, được chính thức thành lập
Malaysia đang có kế hoạch xây dựng dự án “thành phố không gian” có chi phí vào khoảng 13 tỷ Ringgit (3,71 tỷ USD) gần Seremban, thủ phủ Sembilan (Malaysia). Tờ báo địa phương The Star hôm thứ Hai đưa tin, dự án dưới sự tài trợ của quỹ hưu trí tư nhân của Ấn Độ có trụ sở tại Dubai sẽ được thực hiện sớm nhất vào cuối năm 2010 này.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.