Kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu, người ta luôn nghĩ rằng chỉ ECB mới có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, dường như đây là điều vượt quá khả năng của ECB.
Tất cả các nền kinh tế hiện đại khác cũng đều đang vận hành theo cơ chế này: NHTW, chứ không phải thị trường trái phiếu, mới là nguồn tài trợ thực sự cho các chính phủ. Đó là lý do tại sao Nhật Bản, Anh và cả Mỹ không vấp phải khủng hoảng nợ bất chấp tỷ lệ nợ chính phủ ở mức rất cao. NHTW châu Âu (ECB) cũng được cho là có khả năng không giới hạn trong việc ngăn chặn sự sụp đổ của các chính phủ.
Do đó, cách đây 1 vài tuần, khi Chủ tịch NHTW châu Âu (ECB) Mario Draghi công bố kế hoạch mua không giới hạn các khoản nợ chính phủ ngắn hạn, người ta tin rằng chí ít thì cơ chế này cũng sẽ được đưa vào hoạt động và tỏ ra hiệu quả trong quá trình giải quyết khủng hoảng.
Tuy nhiên, mọi thứ không dễ dàng như vậy. Chương trình mua trái phiếu không giới hạn bị ràng buộc bởi qui định 1 nước phải tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài thì mới có đủ điều kiện tham gia chương trình này. Đây chính là vấn đề mà ECB không thể giải quyết.
Trong những ngày gần đây, Tây Ban Nha sôi sục với các cuộc biểu tình bùng phát dữ dội, bất chấp những nỗ lực giải cứu của ECB. Bơm vốn giá rẻ không thể cứu được châu Âu trừ khi khu vực này có được 1 chiến lược tăng trưởng tăng trưởng hiệu quả. Và, lại 1 lần nữa, ECB lại gặp phải bế tắc khi không có khả năng can thiệp và giải quyết những vấn đề trong 1 nội bộ của 1 quốc gia.
Tại sao Thủ tướng Tây Ban Nha Mario Rajoy không yêu cầu cứu trợ toàn diện? Bởi vì ông lo ngại về sự nổi dậy của những người đòi ly khai tại Catalonia. Đây là điều mà Draghi không thể can thiệp.
Những người Hy Lạp biểu tình bởi đất nước của họ đang rơi vào cuộc khủng hoảng dai dẳng và rất khó giải quyết triệt để. 1 lần nữa, đây là điều mà vị chủ tịch của ECB không thể giải quyết, ít nhất là ở trong quá khứ.
Cuối cùng, chính trị cũng là 1 yếu tố mà Mario Draghi không thể với tới. Thủ tướng Đức Angela Merkel không thể đưa ra những hành động mạnh mẽ trong việc giải cứu các nước còn lại đang ngập trong nợ nần khi vấp phải sự phản đối gay gắt của các nhà làm luật. Và, cao hơn cả yếu tố chính trị, cuộc khủng hoảng còn bị chi phối bởi lòng tự hào dân tộc.
Thu Hương
Theo TTVN/BI