Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EU có kế hoạch bỏ ưu đãi thương mại với 80 nước đang phát triển

Các quan chức cho rằng, một số nước đang phát triển đã quá phát triển và giàu có, không còn xứng đáng hưởng các ưu đãi thương mại tại châu Âu.

Liên minh châu Âu đang có kế hoạch hủy bỏ các lợi ích thương mại đối với hàng chục nước đang phát triển, bao gồm cả Nga và Brazil. Lý do là các nước này đã quá giàu và không còn xứng đáng được hưởng ưu đãi khi tiếp cận thị trường khu vực châu Âu.

Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Italy và một số nước thành viên khác. Các nhà quan sát cho biết, mâu thuẫn đó có thể dẫn đến việc thay đổi kế hoạch trước khi trình lên EU xem xét vào thứ 3.

Chương trình ưu đãi giúp đỡ các nước nghèo bằng cách giảm thuế hàng xuất khẩu của họ tới khu vực châu Âu được gọi là GSP. Kế hoạch thay đổi lớn này, được đưa ra bởi ủy viên thương mại Karel De Gucht, có thể sẽ là sự cải cách lớn nhất của GSP từ khi nó được giới thiệu vào năm 1971.

Ông De Gucht muốn thay đổi các quy tắc để các quốc gia giàu sẽ bị đưa ra khỏi chương trình ưu đãi. Theo tiêu chí mới mà ông đề nghị, 80 trong số 176 các nước đang hưởng GSP sẽ không còn đủ điều kiện được tiếp tục hưởng ưu đãi. Ngoài Nga và Brazil, các nước có thể bị đưa ra khỏi ưu đãi bao gồm cả Argentina, Qatar và Ả Rập Saudi.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Kinh tế Châu Âu tháng 4: Không có điểm sáng
  • "Kẻ thù số một" của nước Nga
  • Bồ Đào Nha đạt được thỏa thuận gói cứu trợ 116 tỷ USD
  • Nga cấm xuất khẩu dầu mỏ nhằm tránh khủng hoảng
  • Nga: Nhiên liệu thiếu hụt do xuất khẩu quá nhiều
  • Bồ Đào Nha được gia hạn thời gian giảm thâm hụt ngân sách
  • Tại sao Ukraine không gia nhập Liên minh thuế quan?
  • Châu Âu có thể trông chờ vào Trung Quốc?