Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

19 ngân hàng lớn nhất Mỹ có thể lỗ thêm 600 tỷ USD

Nếu cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn, đến cuối năm 2010, 19 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ sẽ lỗ thêm 600 tỷ USD, 10 ngân hàng lớn cần phải tăng vốn thêm 75 tỷ USD - kết quả kiểm tra tài chính (Stress test) cho biết.

Chủ tịch FED Ben Bernanke (phải): “Các ngân hàng cần có đủ vốn để đối phó với những khoản lỗ có thể đến trong hai năm tới”. Bên trái là Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner

Đến 2010, có thể lỗ thêm 600 tỷ USD

Kết quả kiểm tra trên cho thấy, nếu cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ hơn, số lỗ của 19 ngân hàng lớn nhất Mỹ đến hết năm 2010 có thể lên tới 600 tỷ USD. Trong đó, 185,5 tỷ từ hoạt động vay thế chấp, 82,4 tỷ từ các hoạt động tín dụng và 53 tỷ USD từ các hoạt động cho vay bất động sản thương mại.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) còn cho biết, chỉ có chín trong số 19 tập đoàn tài chính ngân hàng được kiểm tra.

Trong 10 tổ chức tài chính ngân hàng cần tăng vốn còn lại, có những ông lớn như: Bank of America, Wells Fargo, GMAC LLC, Citigroup và Morgan Stanley..

Tuy nhiên, kết quả một số ngân hàng cần tăng vốn không có nghĩa tình hình tài chính sẽ tồi tệ hơn, mà mục tiêu là giúp đánh giá chính xác thực trạng của các ngân hàng để có giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn chống lại khủng hoảng.

“Cuộc kiểm tra này sẽ giúp đảm bảo rằng, các ngân hàng cần có vốn cần thiết để tiếp tục duy trì cho vay” - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nói.

Suốt tuần qua, thông tin stress test trở thành chủ đề thảo luận chủ yếu trên Wall Street, cũng như các thị trường khác trên toàn thế giới.

Điều đáng chú ý là đa số thị trường có phản ứng tích cực và tăng điểm mấy ngày qua, một số chỉ số còn tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2009 dù chưa có kết quả chính thức.

Ngoài ra, việc tổng số vốn phải tăng của 10 ngân hàng này chỉ ở mức 75 tỷ USD, ít hơn nhiều so với dự đoán của các nhà đầu tư, ở mức 100 tỷ USD, sẽ là một thông tin tốt cho thị trường tài chính.

Tăng bằng cách nào?


Trả lại tiền giải cứu

Sau kết quả kiểm tra, American Express trở thành thể chế tài chính lớn đầu tiên đã gửi yêu cầu chính thức cho phép hoàn trả lại tiền giải cứu liên bang mà họ đã nhận từ Chương trình giải cứu tài sản xấu (TARP) mùa thu năm trước.
Trước đó, Goldman Sachs cũng có động thái muốn trả lại tiền giải cứu sau khi thông báo đạt lợi nhuận 1,81 tỷ USD trong quý I/2009.

Các ngân hàng sẽ có thời gian đến ngày 8/6 để phát triển kế hoạch tăng vốn. Nếu các ngân hàng không thể tăng theo cách của họ, chính phủ sẽ có những bước đi tiếp theo từ nguồn giải cứu.

Theo những động thái mới nhất sau khi FED thông báo kết quả, đa số các ngân hàng buộc phải tăng vốn đều muốn dùng phương pháp tăng vốn cá nhân, hoặc bán cổ phiếu ra công chúng hoặc bán một số bộ phận trong tập đoàn.

Một số ngân hàng yêu cầu chính phủ chuyển đổi từ cổ phiếu ưu đãi mà chính phủ mua năm trước, thời đỉnh điểm cuộc khủng hoảng tài chính, sang cổ phiếu phổ thông và kết quả là chính phủ sẽ trở thành cổ đông lớn trong một số ngân hàng.

Nếu điều này được chấp nhận, những khoản tiền của người nộp thuế sẽ không phải đổ vào cho các ngân hàng như trước đây như kế hoạch giải cứu trị giá 700 tỷ USD hồi mùa thu năm trước. Khi đó, Chính phủ Mỹ sẽ đơn thuần chỉ là một nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được chuyển thành cổ phiếu phổ thông.

Citigroup cho biết, sẽ tăng vốn thêm 5,5 tỷ USD bằng cách bán một số bộ phận và chuyển hơn một nửa 45 tỷ USD tiền giải cứu liên bang dưới dạng cổ phiếu ưu đãi - như một khoản nợ - sang cổ phiếu phổ thông, đổi lại chính phủ sẽ nắm 34 phần trăm cổ phần.

GMAC cho biết, sẽ tăng 11,5 tỷ USD theo lệnh của Bộ Tài chính trong vòng sáu tháng, một nhiệm vụ mà có thể sẽ làm chính quyền nắm giữ lượng lớn cổ phần tại tập đoàn tài chính xe hơi này.

Cuối năm trước, Bộ Tài chính cho GMAC vay 5 tỷ USD từ TARP sau khi đồng ý yêu cầu của hãng trở thành một ngân hàng và đổi lại, chính phủ sẽ nhận cổ phiếu ưu đãi.

Còn một số ngân hàng khác lại đang muốn tránh việc tăng quyền kiểm soát của chính phủ do nắm quá nhiều cổ phần bởi vì điều đó sẽ làm nhạt đi sự tồn tại của các cổ đông của ngân hàng cổ phần.

Bank of America là một ví dụ, ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Mỹ đang mong muốn các bộ phận của họ và lấy những khoản tiền mặt trong đầu tư để giúp bù đắp thâm hụt 33,9 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm người mua hay ít nhất ai sẽ sẵn sàng trả giá họ mong muốn.

(Theo Tuấn Đức // Tienphong Online/IHT/AP)

  • Kinh tế Mỹ suy thoái 16 tháng liên tiếp
  • Chính quyền Mỹ sẵn sàng thay đổi trong chính sách môi trường
  • Thăm Bảo tàng Rác ở Connecticut
  • Kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu hồi phục
  • Bang Texas có nguy cơ tách khỏi Mỹ
  • Dân Mỹ thích đi chợ thực phẩm bằng đấu giá
  • Ngành địa ốc Mỹ chứng kiến vụ phá sản lịch sử
  • Chi tiêu dè sẻn thành "mốt" ở Mỹ