Khách tham quan các loại máy bay trưng bày tại triển lãm. (Nguồn: THX/TTXVN)
Boeing (Mỹ) và Airbus (châu Âu) không hổ danh "kỳ phùng địch thủ" khi cả hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới này đều giành được những đơn đặt hàng có giá trị tương đương nhau với tổng cộng hơn 23 tỷ USD ngay trong ngày khai mạc Triển lãm hàng không quốc tế (19/7) ở thành phố Farnborough, Anh.
Máy bay chở khách đường dài, đường ngắn là những hạng mục mà các hãng hàng không và công ty cho thuê máy bay đặt mua của Boeing và Airbus, lên tới 192 chiếc.
Tổ hợp Dubai thuộc hãng Hàng không Emirates của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất là khách hàng lớn nhất tại Triển lãm Farnborough với đơn đặt hàng 30 chiếc máy bay đường dài Boeing 777 trị giá 9,1 tỷ USD.
Tổng Giám đốc Emirates Sheikh Ahmed bin Saeed Al Maktoum cho biết việc mua thêm máy bay Boeing 777 phản ánh các kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động của hãng từ sáu châu lục hiện nay ra toàn cầu.
Quyết định này cũng phản ánh cam kết của hãng điều phối một phi đội hiện đại, không chỉ nhằm nâng cao khả năng phục vụ hành khách, mà cả hiệu quả hoạt động của hãng.
Cách đây một tháng, Emirates đã quyết định chi 11,5 tỷ USD để mua 32 máy bay chở khách siêu lớn A380 của Airbus, hợp đồng đơn lớn nhất trong lịch sử ngành hàng không dân dụng thế giới, khẳng định vị thế của Emirates là hãng hàng không triển vọng nhất toàn cầu.
Công ty cho thuê máy bay thuộc tập đoàn đa quốc gia General Electric (GE) của Mỹ đồng ý mua của Boeing 40 máy bay 737-800 trị giá 3 tỷ USD. Trong khi đó, chi nhánh Capital Aviation Services của GE cũng đã mua 60 máy bay A320 của Airbus với giá niêm yết tổng cộng 4,5 tỷ USD.
Airbus còn giành hợp đồng trị giá 4,4 tỷ USD từ tập đoàn cho thuê máy bay mới của Mỹ ALC, đặt mua 51 chiếc A320. Giải thích lý do ALC mua khối lượng không lồ máy bay A320, Tổng Giám đốc Steven Udvar-Hazy cho rằng dòng máy bay A320 đáp ứng các tiêu chí cao trong giới hàng không ngày nay như chi phí hoạt động thấp, hiệu quả về năng lượng và thân thiện với môi trường.
Theo một nhà phân tích hàng không, các hãng cho thuê máy bay hiện nay không chỉ "đặt tầm ngắm" vào các thị trường châu Âu và Mỹ, mà còn tìm kiếm cơ hội tại các nền kinh tế đang nổi lên ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, trong bối cảnh nhu cầu giao thông hàng không ở khu vực này đang tăng vọt.
Trong khi đó, hãng Aeroflot của Nga xác nhận sẽ mua 11 chiếc Airbus đường dài A330-300 tổng giá trị 2,3 tỷ USD.
Airbus và Boeing thường cạnh tranh quyết liệt tại các triển lãm hàng không quốc tế. Với hy vọng giành thêm nhiều đơn đặt hàng trong những ngày còn lại của triển lãm Farnborough, Boeing dự định "trình làng" máy bay cỡ trung Dreamliner 787 tại triển lãm này sau khi thực hiện chuyến bay thử đầu tiên đối với loại máy bay đường dài có sức chứa 330 hành khách này vào ngày 25/7 tới, vốn bị trì hoãn từ lâu do trục trặc trong khâu sản xuất.
Không chịu "kém cạnh," Airbus cũng có kế hoạch xúc tiến việc bay thử máy bay vận tải quân sự A400M bị trì hoãn từ lâu bằng việc cho loại máy bay này "lướt ngang" Triển lãm Farnborough. Airbus còn đang phát triển máy bay đường dài mới A350 XWB (thân siêu rộng).
Triển lãm Farnborough được đánh giá là một trong những sự kiện thương mại lớn nhất trong ngành hàng không thế giới với những hợp đồng quan trọng. Đây cũng là dịp để các đối tác thông báo các đơn đặt hàng máy bay quân sự.
Tuy nhiên, các nhà quan sát dự đoán Triển lãm Farnborough ít có cơ hội chứng kiến những hợp đồng quân sự lớn do nhiều nước đã cắt giảm ngân sách quốc phòng để cân đối thâm hụt ngân sách nhà nước./.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Mới đây, phát biểu trong cuộc họp thường tuần, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tố cáo các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng hòa ngăn chặn sự hồi phục của nền kinh tế.
Kết quả khảo sát do tạp chí Blue Chip Economic Indicators tiến hành và công bố ngày 10/7 cho biết nền kinh tế Mỹ tiếp tục suy yếu nhưng sẽ không suy thoái trở lại, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp khó có thể giảm mạnh từ mức gần 10% hiện nay.
Theo ông Warren Buffett, nước Mỹ đã trải qua thời kỳ suy thoái trầm trọng và chưa thể hồi phục hoàn toàn. Kinh tế Mỹ mới chỉ hồi phục được khoảng 40 đến 50%.
Trong mắt của những người theo phe cánh tả, các doanh nghiệp đa quốc gia một phần nào đó không rõ ràng vẫn mang một diện mạo gian ác. Nhưng trong thế giới này, họ chính là một trong những lực lượng lớn mạnh nhất thúc đẩy hòa bình, phồn thịnh và hợp tác quốc tế.
Hãng thông tấn Reuters tại Washington ngày 15/7 đưa tin, ông Demetrios Marantis, phó đại diện thương mại của Văn phòng đại diện thương mại Mỹ hôm thứ Tư (14/7) cảnh báo, những chính sách gây cản trở hàng hóa xuất khẩu Mỹ và kỳ thị các doanh nghiệp nước ngoài của Trung Quốc đang tạo áp lực và mang đến những rủi ro cho quan hệ Mỹ - Trung Quốc.
Tổng thống Brazil Lula da Silva khẳng định tuyến đường sắt dài 530km này là một trong những dự án hạ tầng then chốt để giữ vững nhịp tăng trưởng trên 5% trong thập kỷ tới.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.