Trong mắt của những người theo phe cánh tả, các doanh nghiệp đa quốc gia một phần nào đó không rõ ràng vẫn mang một diện mạo gian ác. Nhưng trong thế giới này, họ chính là một trong những lực lượng lớn mạnh nhất thúc đẩy hòa bình, phồn thịnh và hợp tác quốc tế.
Nếu không nhờ vào sức mạnh của các doanh nghiệp lớn, quan hệ Trung Quốc – Mỹ có lẽ trong nhiều năm qua đã xấu đi rất nhiều. Tại hai bờ Thái Bình Dương, rất nhiều thế lực đều đang vui mừng khi nhìn thấy quan hệ Mỹ - Trung trở nên đối đầu, trong đó bao gồm những người theo chủ nghĩa quốc gia của Trung Quốc, những người theo chủ nghĩa Công đoàn của Mỹ và quân đội hai nước. Từ thế hệ trước đến nay, các doanh nghiệp đa quốc gia Mỹ vẫn cho rằng, một Trung Quốc lớn mạnh, phồn vinh hơn sẽ là một chuyện tốt đối với Mỹ.
Nhưng hiện giờ các doanh nghiệp Mỹ lại ngày càng tỏ rõ tâm lý thất vọng đối với Trung Quốc, bất luận là đối với giới thương nhân hay chính trường quốc tế, đó đều là một điềm báo không may mắn gì.
Mấy tháng trở lại đây, ba doanh nghiệp Mỹ uy tín nhất, có thực lực nhất và hùng hậu nhất liên tục xảy ra xung đột với chính phủ Trung Quốc: hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới Google, Ngân hàng Goldman Sachs và Hãng điện khí General Electric (GE) – họ đều lần lượt là những biểu tượng cho thực lực của Mỹ trong các lĩnh vực như khoa học công nghệ, tài chính và công nghiệp.
Cuộc tranh cãi về kiểm duyệt mạng gây xôn xao giữa Google và chính phủ Trung Quốc đã khiến công ty này suýt nữa phải rút khỏi Trung Quốc. Mặc dù tuân trước đã đạt được một sự nhượng bộ nhỏ, nhưng tương lai của Google tại Trung Quốc vẫn chưa chắc chắn. Tháng trước, Goldman Sachs đã vấp phải một sự chỉ trích mạnh mẽ tại Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông chính thống của của quốc gia này đã cáo buộc ngân hàng này “thu vàng hút bạc ở khắp nơi trên thị trường Trung Quốc”, nhằm trục lợi.
Lời than phiền tiếp theo là đến từ Jeff Immelt, CEO của GE đã gây sự chú ý cho giới truyền thông, bởi vì ông Immelt rất coi trọng thị trường Trung Quốc. Năm ngoái, ông này đã tham quan trung tâm nghiên cứu R & D mà GE mới thành lập tại Thượng Hải. Trong thời kỳ ông Jack Welch làm CEO, GE chưa đầu tư nhiều vốn vào lĩnh vực nghiên cứu tại Trung Quốc. Nhưng đến khi ông Immelt lên giữ chức CEO, ông này đã tăng thêm kinh phí đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Hiện tại, GE đã có trong tay hơn 2000 kỹ sư Trung Quốc, theo đuổi công việc nghiên cứu môi trường đỉnh cao và công nghệ y tế, những công nghệ này đa phần hướng tới thị trường Trung Quốc. Năm ngoái, kim ngạch tiêu thụ của GE tại Trung Quốc đạt trên 6 tỷ USD.
Nhưng đối với bản thân GE, con số này chưa là gì. GE là một trong những doanh nghiệp đa quốc gia thành công nhất của Mỹ. Năm ngoái, doanh thu trên toàn cầu của GE là 157 tỷ USD, hơn nữa mục tiêu tương lai của công ty này là, mỗi năm có thể thực hiện được doanh thu 10 tỷ USD tại Trung Quốc. Tháng trước, trong một bữa tiệc tư nhân tại Ý, ông Immelt đã tỏ rõ sự bất mãn trước phương thức đối xử với các doanh nghiệp nước ngoài của Trung Quốc. Theo ông, “Tôi không chắc chắn, cuối cùng họ (Trung Quốc) có muốn bất kỳ ai trong số chúng ta thắng hay để bất kỳ ai trong số chúng ta thành công hay không”.
Hiện, Google, Goldman Sachs và General Electric đều đang cùng gặp khó khăn, điều này dường như cho thấy một xu thế lớn hơn đang hình thành. Trong thời gian qua, một số quan chức Mỹ quan ngại, khuynh hướng chủ nghĩa quốc gia trong các chính sách thương mại kinh tế của Trung Quốc dường như ngày càng đậm nét hơn, điều này sẽ đưa các doanh nghiệp Mỹ vào thế bất lợi. Họ lo lắng, sau 30 năm tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Trung Quốc có thể bắt đầu cho rằng, hiện tại có thể áp dụng thái độ không mấy chào đón đối với đầu tư của nước ngoài, chuyển sang tập trung nâng đỡ các doanh nghiệp ưu tú nội địa.
(vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com