Mặc dù kinh tế Mỹ đang suy thoái nghiêm trọng,nhưng theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu Responsive Politics, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu không mấy ảnh hưởng đến các nghị sỹ Mỹ.
![]() |
Hạ nghị sĩ Cộng hoà bang California Daryl Eryi Sa - người giàu nhất trong “Câu lạc bộ triệu phú Đồi Capitol” |
Trong quốc hội Mỹ hiện nay có tới 44% nghị sĩ là triệu phú, trong đó có 7 tỷ phú. Trong khi tỷ lệ triệu phú ở Mỹ chiếm 1% dân số thì rõ ràng quốc hội chính là một “Câu lạc bộ triệu phú”.
Trung tâm nghiên cứu Responsive Politics là một cơ quan nghiên cứu độc lập phi lợi nhuận chuyên tìm hiểu những khoản tiền vốn chính trị.
Báo cáo điều tra mới nhất của Trung tâm này cho thấy, mặc dù nước Mỹ đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ người thất nghiệp trong tháng 10 đã lên tới 10,2%, mức cao nhất trong vòng 26 năm qua nhưng trong quốc hội Mỹ vẫn có tới 237 nghị sĩ là triệu phú.
Tuy nhiên, trong số các nghị sĩ, không phải ai cũng may mắn phất lên nhờ chính sách giải cứu kinh tế của chính phủ. Một số người đã mất sạch tài sản, thậm chí “âm” - tức là đang mắc nợ - do cơn bão tài chính. Điển hình là Hạ nghị sĩ Dân chủ bang Florida Hasting, HNS Dân chủ bang New Mexico Halidige, HNS Cộng hoà bang Nebraska Jebb Futenbri, HNS Dân chủ Colorado Hansa Lazare... Tuy nhiên, luật pháp Mỹ không yêu cầu các nghị sĩ kê khai giá trị nhà cửa mà họ đang ở, chứ nếu bán nhà đi thì tình trạng tài sản của họ sẽ thay đổi đáng kể. |
Trong số 237 nghị sĩ triệu phú, có 7 người có tài sản tính bằng hàng trăm triệu đô la. Người giàu nhất là Hạ nghị sĩ Cộng hoà bang California Daryl Eryi Sa với tài sản trị giá 251 triệu USD.
Người giàu thứ hai là Hạ nghị sĩ Dân chủ bang California Jane Harman với tài sản 244,7 triệu USD. Người đứng thứ ba là Hebukeer, Thượng nghị sĩ Dân chủ bang Wisconsin với 214,5 triệu đô la.
Thượng nghị sĩ Dân chủ bang Massachusetts John Kerry, người từng ra tranh cử Tổng thống năm 2004 là người đứng thứ 5 danh sách với tài sản 208,8 triệu đô la. Tuy nhiên tài sản của ông lại chủ yếu có từ bà vợ Teresa, người được thừa kế tài sản của người chồng trước của bà là “Vua nước tương cà chua” John Heinz.
Do các nghị sĩ đều phải kê khai tài sản nên Trung tâm có điều kiện để thống kê và công bố tài sản của họ. Thu nhập của các nghị sĩ ngoài khoản tiền lương năm hậu hĩnh tính bằng 6 chữ số (trăm ngàn đô la), họ còn có các khoản thu nhập khác do đầu tư chứng khoán, địa ốc và một số kiểu kinh doanh khác.
Trong khi nhiều người Mỹ bị mất việc làm và tài sản sụt giảm lớn do cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, thì tài sản của một số nghị sĩ Mỹ lại “ngược dòng” tăng lên.
Tài sản của thủ lĩnh phe đối lập trong Thượng nghị viện Mitch Cornell tăng thêm 9,2 triệu USD trong hai năm 2007 và 2008; tài sản của Thượng nghị sĩ Cộng hoà bang Oklahoma James Hoffi tăng thêm 3 triệu USD; TNS Dân chủ bang Hawaii Daniel Inor có thêm 2,6 triệu USD, còn Richard Shelby - TNS Cộng hoà bang Alabama cũng có thêm 2,8 triệu USD trong tài khoản.
Được biết sở dĩ tài sản của một số ông bà nghị tăng lên ngược chiều với trào lưu là bởi các công ty mà họ đầu tư may mắn nằm trong danh sách những công ty được hưởng lợi từ chính sách giải cứu kinh tế của chính phủ.
Những công ty này được “cải tử hoàn sinh”, còn các ông bà nghị thì tiền đầy túi. Theo thống kê, có tới mấy chục nghị sĩ là những nhà đầu tư hoặc nắm giữ cổ phiếu của các công ty lớn như Wells Fargo, Citigroup, Goldman Sachs, Bank of America...
(Theo Thu Hoa // Tienphong Online // Chinanews.com)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com