Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy F.Geither đã xác nhận vào hôm thứ tư (3/12) rằng chính quyền dự định sẽ kết thúc sớm chương trình cứu trợ về tài chính trị giá 700 tỷ Đôla.
Tuy nhiên ông Geithner không cung cấp chi tiết dự định, ông nói rằng chính phủ đã tiến rất gần đến quan điểm “chúng ta có thể dỡ bỏ chương trình này” và kết thúc nó.
“Không có gì có thể làm tôi hạnh phúc hơn,” ông nói trước Ủy ban Nông nghiệp Thượng viện.
Một vài nhà làm luật đã và đang tranh luận công khai về một lối thoát cho các chương trình cứu trợ không được ủng hộ về mặt chính trị này. Những chương trình này đã được Quốc hội thông qua vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính vào tháng 10/2008 như một cách cung cấp nguồn vốn tươi mới cho các ngân hàng.
Ông Geithner đã nói rằng pháp luật phải mang lại sự minh bạch cho toàn cầu, 600 nghìn tỷ Đôla các công cụ tài chính phái sinh không được kiểm soát trên thị trường được đòi hỏi sớm để khôi phục lại niềm tin trong hệ thống tài chính. Ông đã nhận được các câu hỏi có thiện chí từ phía nhóm nông nghiệp, đối lập với giọng điệu khiêu chiến cách đây hai tuần của Ủy ban Kinh tế chung – một nhà làm luật thuộc Ủy ban này đã kêu gọi ông từ chức.
Nhưng vẫn có sự khích lệ dễ chịu từ một vài thượng nghị sĩ đã đánh giá cao cái gọi là Chương trình mua lại các tài sản tài chính có mức độ rủi ro cao – Troubled Assets Relief Program (TARP) của Bộ Tài chính.
Ngày 19/11, ông Geithner đã nói phong phanh rằng “những nguồn đáng kể” còn lại trong quỹ TARP sẽ được sử dụng để trả nợ quốc gia, các khoản nợ đang bị đẩy lên cao hơn, ghi nhận khoản thâm hụt kỷ lục bao gồm 1,42 tỷ Đôla thâm hụt trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/9. Cho dù hàng trăm tỷ Đôla có thể chỉ là một phần nhỏ của khoản nợ 12 nghìn tỷ Đôla, nhưng nó có thể giảm bớt nỗi phiền muộn của chính phủ nếu các phần của chương trình cứu trợ được phép tiếp tục hoạt động.
Về phía các công cụ tài chính phái sinh, các công cụ phức tạp đã bị đổ lỗi vì làm đẩy nhanh cuộc khủng hoảng tài chính, một vài nhà làm luật muốn miễn trừ cho các công ty đã sử dụng các công cụ này để tự bảo hiểm chống lại những rủi ro từ những yêu cầu mới trong hệ thống pháp luật được đại tu lại.
Một sự liên minh có uy lực lớn của khoảng 170 công ty được gọi là công ty sử dụng cuối cùng (end-user companies) – bao gồm Boeing, Caterpillar, Ford Motor, GE và Shell Oil – đã vận động hành lang Quốc hội với thông điệp rằng các pháp luật điều chỉnh các công cụ chứng khoán phái sinh mà không có những ngoại lệ có thể làm tăng mạnh chi phí của các tập đoàn. Điều đó đồng nghĩa với việc chi phí cao hơn được chuyển sang người tiêu dùng chịu, họ chắc chắn.
“Nhiều người sử dụng cuối cùng đã nói với tôi rằng điều này sẽ làm tăng chi phí một cách đáng kể và sẽ rất có khả năng được chuyển cho người tiêu dùng chịu,” thượng nghị sĩ Đảng cộng hòa Saxby Chambliss của bang Georgia nói.
Ông Geithner cho biết các trường hợp miễn trừ có thể được áp dụng cho một “số lượng hạn chế các công ty phi tài chính… những người tạo ra đồ vật và bán chúng trên khắp đất nước.”
Giá trị của các công cụ tài chính phái sinh có mối quan hệ với một sự đầu tư ngầm hay hàng hóa – ví dụ như tỷ giá tiền tệ, giá dầu trong tương lai hay mức lãi suất. Công cụ tài chính phái sinh được tạo ra nhằm giảm rủi ro mất tiền từ những tài sản tiềm tàng.
Các hợp đồng hoán đổi tín dụng quá hạn, một dạng bảo hiểm với các khoản nợ quá hạn, chiếm gần 60 nghìn tỷ Đôla thị trường phái sinh trên toàn thế giới. Sự sụp đổ của các hợp đồng hoán đổi đã dẫn tới sự sụp đổ của Lehman Brothers và gần làm sụp đổ AIG vào năm ngoái tại đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, khiến chính phủ phải trợ giúp liên kết bảo hiểm với gần 180 tỷ Đôla.
Kiến nghị của chính quyền có nội dung gần với pháp luật của Nhà trắng, đòi hỏi hầu hết các loại công cụ tài chính phái sinh giao dịch phải thông qua các phòng thanh tra thanh toán bù trừ (clearinghouses) nhằm đem lại sự minh bạch, và bắt các công ty tài chính buôn bán những công cụ này đáp ứng những đòi hỏi mới về vốn.
Tất cả các hợp đồng phái sinh “tính thanh khoản cao và được tiêu chuẩn hóa” – được bảo đảm bằng tiền mặt và không được tạo ra dành cho những người sử dụng riêng biệt trong một giao dịch – sẽ vượt qua được các phòng thanh tra clearinghouses được kiểm soát chặt chẽ, ông Geithner nói. Có thể có một giả thuyết rằng một hợp đồng đã được chấp nhận về tính minh bạch bởi một trong những phòng thanh tra và được thông qua bởi Ủy ban giao dịch các hợp đồng tương lai hàng hóa (Commodity Futures Trading Commission) hay Ủy ban chứng khoán (Securities and Exchange Commission) thì chắc chắn hoàn toàn minh bạch.
(Theo H.Trang // Stockbiz // NYTimes)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com