Năm 2008, Toyota đã vượt qua GM trở thành nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới. Nhưng nếu nhìn nhận lại, liệu đây có phải là một “mốc son” chói lọi trong hơn 70 năm hình thành và phát triển của hãng, nhất là khi kinh tế toàn cầu suy thoái, còn đối thủ GM bị phá sản?
Hãng sản xuất xe hơi lớn nhất Nhật Bản này đã lỗ kỷ lục khi năm tài chính trước kết thúc hồi tháng 3/2008. Giờ đây, Toyota đang đứng trước nguy cơ lỗ nhiều hơn ở năm tài chính tiếp theo.
Tháng Sáu vừa qua, Toyota có sếp mới, đó là Chủ tịch Akio Toyoda, cháu nội của người sáng lập ra hãng 71 năm trước. 53 tuổi, tốt nghiệp đại học tại Mỹ, tân chủ tịch hứa sẽ đưa Toyota trở lại thời hoàng kim và làm được những điều “xứng danh Toyota”.
“Toyota hiện đang đứng trước nhiều thách thức nhất trong 7 thập niên phát triển. Liệu điều gì đang xảy ra khi chúng tôi vẫn hoạt động với mục tiêu: Khách hàng là trên hết?”, ông Toyoda nói trong buổi họp báo sau lễ nhậm chức, “người quản lý cần có tầm nhìn dài hạn”.
Đúng là Toyota đã có những việc làm chứng tỏ tầm nhìn dài hạn của mình. Chiếc hybrid Prius là một ví dụ điển hình. Hơn 10 năm trước, khi mà các nhà sản xuất xe hơi Mỹ vẫn đang say sưa với việc cho ra đời những chiếc xe to lớn, kềnh càng hay những chiễc xe địa hình “hàng khủng” và những chiếc xe tải cỡ lớn thì Toyota đưa ra thị trường chiếc Prius xinh xắn, chạy 17km mới hết lít xăng.
Vào thời điểm đó, nhiều đối thủ cạnh tranh của Toyota đã lên tiếng chê bai chiếc xe xăng-điện, nhưng Toyota vẫn giữ niềm tin mãnh liệt vào tương lai sán lạn của Prius. Từ năm 1997 đến nay, hãng đã bán được hơn 1 triệu chiếc hybrid này và đặt mục tiêu bán được một triệu chiếc mỗi năm kể từ năm 2010. Toyota còn muốn xe của hãng chiếm tới 70% thị phần xe hybrid tại Mỹ. Từ năm 2020, hãng sẽ sản xuất xe hybrid trên tất cả các thương hiệu xe hiện có của mình.
Toyota Prius thế hệ 3 đang có mặt trong các showroom của hãng và sẽ bán tại Nhật Bản trong nay mai.
Chiếc iQ cũng là một sản phẩm độc đáo, đón đầu thị trường xe mini của Toyota. Với việc ra đời mẫu xe nhỏ 4 chỗ ngồi này, Toyota đã làm “kinh ngạc” mọi nhà thiết kế xe hơi của các hãng xe khác khi có bình xăng dát mỏng, chỗ ngồi “mỏng” hơn, làm nhỏ khối điều hòa không khí. Động cơ ưu việt của iQ sẽ được Toyota sử dụng trong các mẫu xe nhỏ tiếp theo của hãng sẽ ra đời trong thời gian tới.
Nhưng Toyota đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra. Mới chỉ một năm trước đây, hãng đã đặt mục tiêu bán được 10,4 triệu xe trong năm 2009. Giờ đây, chỉ tiêu này đã được giảm xuống còn 6,5 triệu chiếc, ít hơn năm 2008 tới 1 triệu chiếc.
Toyota cũng đang gặp rất nhiều điều phiền muộn ở Bắc Mỹ, nơi hãng đang có 36 nhà máy sản xuất, lắp ráp xe hơi. Lượng xe tiêu thụ giảm, đồng nghĩa với việc hãng có thể phải cho công nhân một số nhà máy tạm nghỉ hay tạm ngừng khai trương nhà máy mới ở Mississipi. Hãng cũng đang không gặp thuận lợi với việc vận hành nhà máy mới trị giá 1 tỷ USD ở San Antonio, chuyên sản xuất xe tải Tundra. Hiện tại, chỉ 1 trong 2 dây chuyền của nhà máy này hoạt động.
“Tôi không nghĩ là chúng tôi phạm sai lầm khi mở rộng phạm vi kinh doanh đối với khách hàng trên toàn thế giới, nhưng có thể chúng tôi đã căng sức hơi quá mức”, ông Toyoda nói.
Thời gian tới, có lẽ Toyota sẽ chú trọng chất lượng, thay vì chạy theo số lượng sản phẩm. Hãng cũng sẽ cơ cấu lại bộ máy tổ chức, điều hành sao cho gọn nhẹ nhưng hiệu quả hơn.
Tân Chủ tịch Toyoda đã nói: “Nếu được hỏi 'chúng tôi sẽ bán được bao nhiêu xe?' hoặc 'chúng tôi sẽ có bao nhiêu tiền từ việc bán xe?', chúng tôi sẽ tự hỏi mình: 'Xe hơi như thế nào sẽ làm hài lòng khách hàng' và 'giá xe như thế nào sẽ hấp dẫn người mua?'. Sau khi tự hỏi và trả lời, chúng tôi sẽ sản xuất những chiếc xe đó”./.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Trong một phát biểu ngày 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, Washington vẫn sẵn sàng đàm phán với Iran nhưng triển vọng này đang ngày một xa vời do những rối loạn chính trị trong thời gian gần đây.
Chính phủ Mỹ sẽ tiến hành các cuộc diễn tập chống khủng bố trên quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với sự tham gia của các lực lượng thực thi pháp luật và cơ quan tình báo trong nước, cũng như nước ngoài.
Ngày 22-7, Phó Tổng thống (TT) Mỹ Joe Biden đã đến thăm Georgia. TT Georgia Mikhail Saakashvili dự kiến yêu cầu phó TT Mỹ về trang bị vũ khí tiên tiến, viện trợ quân sự và cử các quan sát viên của Mỹ đến giám sát lệnh ngừng bắn dọc theo biên giới Abkhazia và Nam Ossetia
Cuối tuần qua, với 58 phiếu thuận và 40 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã đứng về phía Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma khi từ chối khoản chi tiêu mới trị giá 1,75 tỷ USD để mua thêm 7 máy bay chiến đấu tàng hình F-22. Khoản tiền trên được dành ra trong dự luật ngân sách quốc phòng trị giá 680 tỷ USD đang được thảo luận tại Quốc hội, là khoản bổ sung ngoài đơn đặt hàng chế tạo 187 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình loại này.
Trong chuyến thăm đến Gruzia, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua đã trấn an rằng, dù bất kỳ sự cải thiện nào trong quan hệ giữa Mỹ và Nga cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến Gruzia và Hoa Kỳ sẽ không bao giờ công nhận Abkhazia và Nam Ossetia là những quốc gia độc lập.
Văn phòng ngân quỹ quốc hội Mỹ (CBO) ngày 6.8 cho biết, mức thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm tài chính 2009, tính đến tháng 7.2009, đã chạm mức 1,3 nghìn tỉ USD.
Sau 10 tháng điều tra cật lực, trong những ngày cuối tháng 5-2009, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ 4 kẻ lên kế hoạch đánh bom một giáo đường Do Thái ở Bronx và định bắn hạ máy bay quân sự ở căn cứ tại Niu Y-oóc. Âm mưu tấn công khủng bố này được đánh giá là táo tợn nhất kể từ sau vụ 11-9-2001.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.