Lính Mỹ tại Iraq (Ảnh: AP)
Đây là con số chính thức từ Bộ Quốc phòng Mỹ, tuy nhiên, lại không được báo chí Mỹ quan tâm. Riêng năm ngoái, hơn 330 nhân viên quân sự Mỹ đã tự sát, nhiều hơn so với con số 320 lính Mỹ hy sinh tại Afghanistan và 150 tại Iraq.
Kể từ năm 2001, khi Washington tiến hành cuộc chiến với tên gọi "chống khủng bố", thì số nhân viên Mỹ tự vẫn cứ năm sau lại tăng cao hơn năm trước, đặc biệt là trong quân đội, cơ quan phải nhận trách nhiệm chiến đấu ở nước ngoài. Năm ngoái là năm có số lính Mỹ tự tử cao nhất kể từ khi có thống kê này vào năm 1980. Trước năm 2001, tỷ lệ tự vẫn trong quân đội Mỹ thấp hơn tỷ lệ tính chung trong cả nước cả nước, nhưng giờ đây, đã cao gấp gần 2 lần.
Những thống kê trên cho thấy những trục trặc căn bản trong "cuộc chiến chống khủng bố" của Washington. Tuy nhiên, truyền thông phương Tây có vẻ muốn làm ngơ trước vấn đề này. Điều đáng mỉa mai đối với những chiến dịch quân sự như thế là, số lính Mỹ tự tử còn cao hơn cả số lính Mỹ bị đối phương tiêu diệt.
Tuy nhiên, thực tế đó còn chưa phản ánh hết mức độ tồi tệ của vấn đề, khi những con số chính thức này chỉ tính những nạn nhân tự vẫn khi còn làm nghĩa vụ. Nó không bao gồm những cựu chiến binh - đã được chính thức xếp là dân thường - tự vẫn.
Đa số những cái chết do tự vẫn chỉ được thông báo trong mục tin vắn của tờ báo địa phương nhỏ mà không ghi nguyên nhân hay thông tin thêm khác dẫn tới việc những cá nhân này tự vẫn. Ước tính tỷ lệ cựu chiến binh, những người giải ngũ từ cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq tự sát còn cao gấp 4 lần mức trung bình trên toàn nước Mỹ. Bộ Các vấn đề cựu chiến binh Mỹ tính toán rằng, hơn 6.000 cựu nhân viên Mỹ hết nghĩa vụ "chọn" cách chết này mỗi năm.
(Theo Đình Ngân (Vietnamnet/ Global Research) // Nguoilaodong Online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com