Chi Lê được kết nạp làm thành viên thứ 31 của OECD ngay trước thềm năm mới 2010
Ngay trước thềm năm mới 2010, Chi Lê được kết nạp làm thành viên thứ 31 của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Sự kiện này được quan tâm chú ý đến bởi nhiều lý do khác nhau.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi thu nạp Slovakia hồi tháng 12/2000, OECD mới lại kết nạp thêm thành viên. Nhưng có lẽ đáng được nêu ra hơn ở đây là những gắng gượng của tổ chức này nhằm cứu vãn và duy trì vị thế cũng như tác dụng thực tế của tổ chức này.
OECD được thành lập năm 1961 và trong nhiều thập kỷ sau đó được coi là "Câu lạc bộ của các đối tác giàu". Tư cách thành viên OECD được hiểu và nhìn nhận như một niềm tự hào về vị thế và uy danh quốc tế. Những báo cáo và dự báo của OECD về kinh tế thế giới vốn đã từng được coi là kim chỉ nam và định hướng cho chính sách của không ít quốc gia và đối tác trên thế giới. Với vai trò rất quyết định tới những quyết sách của cái gọi là Câu lạc bộ Paris và Câu lạc bộ London trong chuyện vay nợ và cấp phát tín dụng quốc tế, OECD đã từng có thời có được quyền uy của một tác nhân chính trị thế giới. Nhưng rồi thời thế thay đổi, chiến tranh lạnh không còn và tương quan sức mạnh về kinh tế và tài chính thế giới đã có sự chuyển dịch rất cơ bản, vai trò và ảnh hưởng của OECD ngày càng mai một. Sự định hình của những khuôn khổ, thể chế và diễn đàn kinh tế, tài chính và tiền tệ mới trên phạm vi thế giới và khu vực đã đẩy tổ chức này tới bên bờ vực của tình trạng mất hết vai trò và tác dụng.
Việc kết nạp thêm thành viên mới được OECD chủ ý thực hiện xuất xứ từ thực trạng đó và được coi là chiến lược cứu vãn tổ chức này. Nó giống như cách thức mở cửa cho khách vào để giữ nhà. Chi Lê hiện tại hay như Slovakia cách đây 9 năm với tư cách là đối tác kinh tế hoàn toàn không thể so sánh được với những đối tác kinh tế lớn như Trung Quốc hay Ấn Độ, Brazil hay Nga.... hiện vẫn đứng ngoài OECD. Đó là những đối tác OECD chưa sẵn sàng kết nạp hoặc chưa muốn gia nhập OECD. Một khi những đối tác này tập hợp nhau lại, thể chế hóa sự hợp tác thì chắc chắn họ chẳng cần đặt vấn đề gia nhập OECD nữa. Cho nên việc kết nạp Chi lê cũng còn là bằng chứng cho thấy thời gian càng ngày càng không ủng hộ OECD nữa.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Theo tin nước ngoài, nhà chức trách Mỹ đã rút lại một bức hình xử lý kỹ thuật số mô tả diện mạo của trùm khủng bố Osama bin Laden ở tuổi 52 trên một trang mạng của Bộ Tư pháp nước này.
Hôm nay (20-1-2010) tròn một năm Barắc Ôbama - Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ chính thức tiếp quản Nhà Trắng. Chiến thắng trong cuộc bầu cử gay cấn, vị Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ giành được 69% sự ủng hộ của cử tri đã phải tiếp nhận một "di sản" đầy gai góc cả về đối nội với nền kinh tế bên bờ vực khủng hoảng lẫn quan hệ quốc tế cùng sự hoài nghi dâng cao giữa Mỹ với các nước lớn mà người tiền nhiệm để lại sau hai nhiệm kỳ (8 năm).
Quan chức thương mại của Mỹ đang thu thập thêm nhiều tài liệu về tranh chấp giữa Trung Quốc và Google để cân nhắc xem có nên kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc Trung Quốc vi phạm các quy định của thương mại tự do hay không.
Bất chấp việc Mỹ và phương Tây dọa áp đặt những biện pháp trừng phạt mới nhằm gây sức ép đối với Chính phủ và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố nước này tiếp tục bảo vệ các quyền hợp pháp theo đuổi chương trình hạt nhân với mục đích hòa bình.
Trên bảng xếp hạng thương mại thế giới của Diễn đàn kinh tế thế giới, Ma-rốc đã ghi thêm 19 điểm năm 2009, vươn lên vị trí thứ 55 trên tổng số 121 quốc gia. Mặc dù vậy, Ma-rốc vẫn đứng sau Tuy-ni-di, nước chỉ giành thêm 8 điểm so với năm 2008 nhưng vẫn giữ ở vị trí 41 nhờ thành tích tốt trong quản lý hải quan, thủ tục XNK và môi trường kinh doanh thuận lợi (xếp thứ 18).
Tại hội nghị có chủ đề “triển vọng kinh tế thế giới” do công ty DJI tổ chức, nhiều nhà phân tích kinh tế có nhận định lạc quan về xu hướng chuyển biến tích cực của nền kinh tế thế giới năm nay.
Với tài sản 2,5 tỉ bảng Anh, tỉ phú 57 tuổi từ Hong Kong, Joseph Lau, chi 33 triệu bảng (khoảng 1.089 tỉ VND) mua tòa nhà 6 tầng ở Eaton Square, Belgravia. Toà nhà có rạp chiếu phim riêng, bể bơi, phòng tập thể dục và khu dành riêng cho người giúp việc. Ông mua nhà với mục đích sử dụng cá nhân, chứ chưa có ý định kinh doanh.
Trận động đất mạnh 7,3 độ ríchte làm rung chuyển Haiti tuần trước đã san phẳng dinh tổng thống, phá hủy nhiều công trình công cộng và ước tính làm 200 nghìn người thiệt mạng, đang đẩy Haiti vào thảm họa. Liên hiệp quốc hôm qua có cuộc họp khẩn cấp và đã kêu gọi lập quỹ 562 triệu USD cứu trợ nhân dân Haiti.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.