Đồng USD bắt đầu giảm giá trong quý 3/2010 và sẽ chấm dứt vào đầu năm 2012. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Trong cuộc đối thoại về tương lai của nền kinh tế Mỹ giai đoạn 2010-2012, ba chuyên gia kinh tế có uy tín hàng đầu ở Mỹ đã đưa ra chín cảnh báo có thể gây sốc cho các nhà đầu tư Mỹ và quốc tế.
Những dự báo này đã được đăng trên tạp chí "Thị trường và tiền tệ" (Mỹ) - đơn vị tổ chức cuộc đối thoại này.
Ba chuyên gia kinh tế này là Martin Weiss - Giám đốc Công ty Weiss Research, Richard Mogey - Giám đốc nghiên cứu của Foundation for the Study of Cycles, và Monty Agarwal hiện điều hành ba Quỹ Tín thác toàn cầu. Theo họ, trong ba năm tới, nền kinh tế số một thế giới sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:
1 - Chứng khoán Mỹ sẽ suy giảm theo mô hình chữ chi. Dự báo này dựa trên thực trạng kinh tế Mỹ bị rơi vào tình trạng tài chính hỗn loạn tồi tệ nhất từ trước đến nay. Đây cũng là động lực đẩy giá vàng lên cao.
2 - Giá vàng sẽ tăng vọt, vượt quá 2.000 USD/ounce vào cuối năm 2011. Căn cứ vào phân tích chu kỳ của thị trường vàng thế giới từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20, các nhà kinh tế dự báo vàng sẽ tiếp tục đà tăng giá, sau khi đã tăng gấp 4 lần giá trị trong vài năm qua.
3 - Đồng USD bắt đầu giảm giá trong quý 3/2010 và sẽ chấm dứt vào đầu năm 2012. Nếu tính theo vàng, sức mua của đồng USD sẽ giảm một nửa tùy thuộc vào cường độ bán vàng trên toàn cầu tác động đến đồng tiền này.
4 - Hầu hết hàng hóa sẽ không đạt đỉnh cao mới về giá. Không giống như vàng, dầu mỏ sẽ không lập kỷ lục mới về giá do ít bị tác động bởi thảm họa tiền tệ mà phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu công nghiệp và nhu cầu của người tiêu dùng.
5 - Kinh tế Mỹ sẽ rơi vào cuộc suy thoái mới trong năm 2011, thậm chí có thể nghiêm trọng hơn suy thoái năm 2009. Các số liệu chu kỳ về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và về mức tiêu dùng cho thấy kinh tế Mỹ có sự cải thiện đáng kể trong 2 quý đầu của năm 2010 nhưng từ nửa sau năm 2010, tăng trưởng GDP bắt đầu giảm nhanh và sang đầu năm 2011 sẽ bắt đầu tăng trưởng âm. Thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất sẽ rơi vào quý 4/2012.
6 - Thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ vượt quá 2.000 tỷ USD vào năm 2012.
7 - Giá trái phiếu Mỹ sẽ giảm mạnh do thâm hụt ngân sách không thể được kiểm soát và đồng USD giảm giá. Nguy cơ lớn đối với nền kinh tế Mỹ là các nhà đầu tư sẽ bán ồ ạt đồng USD và những tài sản họ đang giữ, đặc biệt là các trái phiếu dài hạn. Điều này sẽ làm giảm mạnh giá trái phiếu kho bạc Mỹ.
8 - Năm 2012 sẽ là năm các thị trường tài chính rối loạn tối đa. Theo chu kỳ, đây sẽ là năm chứng kiến chu kỳ giảm tới đáy của đồng USD, của thị trường chứng khoán và tiêu dùng.
9 - Năm 2012 không chỉ là năm quyền lực chuyển từ Tây sang Đông mà còn chứng kiến sự chuyển dịch ồ ạt sự giàu có và thịnh vượng từ các quốc gia, các công ty, gia đình… đã giữ vai trò chi phối thế giới trong nhiều thập kỷ qua sang các đối tác mới được hình thành sau những biến động lớn.
Từ chín dự báo mang tính cảnh báo trên, các nhà kinh tế Mỹ khuyến cáo giới đầu tư thực hiện năm bước để tránh rủi ro. Đó là đa dạng hóa tất cả năm loại tài sản gồm chứng khoán, kim loại quý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, trái phiếu và tiền tệ; không quá tin tưởng vào các thị trường đang lên mà phải tận dụng khai thác các thị trường đang đi xuống; đa dạng hóa một cách năng động; tái cân bằng định kỳ các danh mục đầu tư và cuối cùng là bảo hiểm các rủi ro./.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Với tỷ lệ phiếu 78/19, Thượng viện Mỹ chiều 2/3 đã thông qua dự luật khẩn cấp trị giá 10 tỷ USD, theo đó gia hạn 30 ngày luật trợ cấp thất nghiệp (đã hết hạn ngày 28/2 vừa qua) để hỗ trợ hàng trăm nghìn người lao động.
Theo nghiên cứu chung của 14 cơ quan thuộc Liên hợp quốc, khu vực Mỹ Latinh và Caribe vừa công bố, mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong bảo vệ môi trường nhưng các vấn đề môi trường như nạn phá rừng và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng nhanh đang cản trở khu vực này thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là những mục tiêu về sự bền vững của môi trường khu vực.
Một ngày trước khi thị trường đón nhận các thông tin về thì trường việc làm của Mỹ, một số thông tin quan trọng cũng được công bố trong ngày hôm nay mà cũng có khả năng sẽ tạo ra những phản ứng mạnh trên các thị trường.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang dự định giảm một lượng lớn vũ khí hạt nhân của nước này, trong chính sách nhằm ngăn chặn sự lan rộng của vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Tờ “New York Times” của Mỹ mới đây cho rằng, trong ngân sách liên bang mà các số liệu đã thống kê, có hai con số khiến người ta không khỏi giật mình, bởi vì nó có thể làm thay đổi sức mạnh và nền chính trị Mỹ. Mối đe dọa đó chính là thâm hụt ngân sách cao.
Doanh số của hầu hết các hãng xe tại Mỹ, trừ Toyota, đều tăng mạnh trong tháng 2 vừa qua. Đây là một trong những thông tin đáng chú ý trong bản tin kinh tế tài chính thế giới 3/3.
Hoảng loạn, nháo nhác rồi trấn tĩnh trở lại; có người đi cứu giúp đồng bào, có người chạy đi hôi của... người dân Chile đang vật lộn với hậu quả của trận động đất kinh hoàng.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.