Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe tăng nhanh. (Ảnh: Internet)
Theo nghiên cứu chung của 14 cơ quan thuộc Liên hợp quốc, khu vực Mỹ Latinh và Caribe vừa công bố, mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong bảo vệ môi trường nhưng các vấn đề môi trường như nạn phá rừng và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng nhanh đang cản trở khu vực này thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là những mục tiêu về sự bền vững của môi trường khu vực.
Nghiên cứu cho thấy, từ năm 1990 đến 2005, tổng diện tích được bảo vệ ở Mỹ Latinh và Caribe tăng 120%, lượng tiêu thụ chất phá hủy tầng ozon giảm 85%, số người được sử dụng nước sạch và các điều kiện vệ sinh cơ bản đã tăng lần lượt là 10 và 17%. Tuy nhiên, 100 triệu người dân ở khu vực này vẫn sống trong các điều kiện không thể chấp nhận được.
Nghiên cứu nhấn mạnh nhu cầu khẩn cấp cần thu thập các dữ liệu để đánh giá tình trạng nghiêm trọng về nguồn hải sản, nguồn nước và các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là nạn phá rừng nghiêm trọng và lượng khí thải CO2 tiếp tục tăng cao.
Tỷ lệ phá rừng trong khu vực cao gấp đôi so với tỷ lệ trung bình toàn cầu. Từ năm 1990 đến 2005, diện tích rừng che phủ trong khu vực giảm 7%, tương đương gần 70 triệu hécta rừng bị tàn phá, trong đó 80% diễn ra ở Nam Mỹ, đặc biệt là rừng Amazon.
Cũng trong thời gian này, lượng khí CO2 thải vào khí quyển tăng 41%, lượng khí thải do phá rừng và thay đổi mục đích sử dụng đất ở khu vực trên chiếm tới hơn 48% lượng khí thải toàn cầu.
Các cơ quan tham gia nghiên cứu trên, trong đó có các cơ quan chủ chốt của Liên hợp quốc như Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO), Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO)... đã kêu gọi khu vực Mỹ Latinh và Caribe phát triển bền vững về môi trường, theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế xã hội có tính đến những thách thức mới về biến đổi khí hậu và mô hình tăng trưởng mới có giá trị bổ sung cao./.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Một ngày trước khi thị trường đón nhận các thông tin về thì trường việc làm của Mỹ, một số thông tin quan trọng cũng được công bố trong ngày hôm nay mà cũng có khả năng sẽ tạo ra những phản ứng mạnh trên các thị trường.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang dự định giảm một lượng lớn vũ khí hạt nhân của nước này, trong chính sách nhằm ngăn chặn sự lan rộng của vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Tờ “New York Times” của Mỹ mới đây cho rằng, trong ngân sách liên bang mà các số liệu đã thống kê, có hai con số khiến người ta không khỏi giật mình, bởi vì nó có thể làm thay đổi sức mạnh và nền chính trị Mỹ. Mối đe dọa đó chính là thâm hụt ngân sách cao.
Doanh số của hầu hết các hãng xe tại Mỹ, trừ Toyota, đều tăng mạnh trong tháng 2 vừa qua. Đây là một trong những thông tin đáng chú ý trong bản tin kinh tế tài chính thế giới 3/3.
Hoảng loạn, nháo nhác rồi trấn tĩnh trở lại; có người đi cứu giúp đồng bào, có người chạy đi hôi của... người dân Chile đang vật lộn với hậu quả của trận động đất kinh hoàng.
Gần hai tuần qua kể từ khi liên quân do Mỹ đứng đầu mở chiến dịch "Đồng lòng" với quy mô lớn nhất trong 8 năm qua chống lại tàn quân Taliban tại Ápganixtan (từ ngày 13-2), tuy nhiên, những thành quả đạt được đến nay khiến dư luận hoài nghi về tính hiệu quả của nó.
Ngày 6-3 tới, Iraq sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội. Lần bầu cử này được Chính phủ Iraq xem là “phép thử” mang tính quyết định đối với nỗ lực củng cố nền dân chủ non trẻ của một đất nước bị chiến tranh tàn phá, trước khi Mỹ rút toàn bộ quân khỏi nước này (dự kiến vào cuối năm 2011).
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.