Thượng viện Mỹ thông qua dự luật Cải cách tài chính: “Đại tu” phố Wall
Với tỷ lệ 59 phiếu thuận và 39 phiếu chống, sáng sớm 21-5 (theo giờ Việt Nam) Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật Cải cách tài chính sâu rộng nhất kể từ cuộc đại suy thoái những năm 1930 của thế kỷ trước, kết thúc nhiều tháng tranh cãi về biện pháp cải cách các quy định tài chính trên thị trường phố Wall.
Phố Wall sắp có một cuộc “đại tu” lớn nhất kể từ năm 1930 tới nay.
Đây là bước tiến lớn và vô cùng ý nghĩa của chính quyền Tổng thống Barack Obama vì một ngày trước đó, Thượng viện còn chưa nhất trí kết thúc các cuộc thảo luận xung quanh dự luật này. Thế nhưng, ngay ngày hôm sau, cơ quan lập pháp cao nhất của Mỹ đã đồng ý khép lại các cuộc thảo luận về dự luật trên trong cuộc bỏ phiếu tiếp theo và kết quả là dự luật đã được thông qua.
Như vậy, Tổng thống B.Obama đã giành được chiến thắng ngoạn mục trong nỗ lực thắt chặt các quy định với ngân hàng và thị trường vốn trên toàn nước Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồi tệ vừa qua. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Mỹ trong chính sách đối nội sau dự luật Cải cách y tế vừa được thông qua hồi tháng 3. Tiếp theo, Quốc hội Mỹ sẽ điều chỉnh dự luật và dự kiến sẽ trình Tổng thống B.Obama ký trước ngày Quốc khánh Mỹ 4-7. Hơn 200 năm qua, phố Wall là trái tim tài chính của Mỹ. Nhưng những sản phẩm tài chính từ đây cũng đã khiến nước Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng năm 2008. Cơn "sốc" trên phố Wall lúc đó đã ngay lập tức đẩy kinh tế toàn cầu cũng như nước Mỹ tới bờ vực suy thoái sâu.
Với dự luật mới, nước Mỹ hy vọng có một công cụ mới để "bánh xe vận hành" của phố Wall chuyển động an toàn. Một loạt các quy định nghiêm ngặt trong dự luật sẽ cho phép kiểm soát hiệu quả các tổ chức tài chính và ngân hàng có tài sản lớn hơn 50 tỷ USD; đồng thời hạn chế và kiểm soát chặt các cơ cấu tài chính này tham gia vào các loại đầu tư rủi ro cao. Dự luật cũng đưa ra các biện pháp quản lý và minh bạch thị trường phái sinh cũng như các hoạt động của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED)...
Điểm gây tranh cãi nhất trong dự luật là cho phép FED cùng một hội đồng, do Bộ trưởng Tài chính Mỹ đứng đầu, giám sát các định chế tài chính lớn nhất của Mỹ. Một số nhà tài chính Mỹ cho rằng quyền lực của FED hiện đã quá lớn, nếu được trao thêm quyền thì sẽ tạo ra những rủi ro mang tính hệ thống ngày càng lớn hơn. Bên cạnh đó, các công ty tài chính Mỹ thấy rõ mối đe dọa tới lợi nhuận khi dự luật được thông qua, nên cả một đội quân hùng hậu đã được thành lập để vận động hành lang nhằm chống lại quyết tâm của chính quyền Obama trong việc cải cách hệ thống ngân hàng. Hiệu quả là tất cả 41 thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa đã ký tên vào một bức thư phản đối dự luật Cải cách tài chính. Với lý do nếu dự luật được thông qua sẽ "bóp nghẹt" các ngân hàng, sự "chống đối" của các nghị sỹ là thách thức không nhỏ với Tổng thống B.Obama.
Song vụ gian lận tài chính của tập đoàn đầu tư tài chính khổng lồ Goldman Sachs vừa bị phanh phui cách đây ít ngày đã trao cho chính quyền của Tổng thống B.Obama cơ hội hiếm có để mạnh tay giải phẫu "trái tim tài chính" của Mỹ từng gây quá nhiều tai tiếng trong thời gian qua. Người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố sẽ buộc phố Wall phải có trách nhiệm với các quy định ngân hàng và thực hiện các quy tắc để ngăn chặn các khoản cứu trợ từ tiền đóng thuế của người dân Mỹ cho các công ty gặp rắc rối. Khi dự luật được thông qua, lần đầu tiên người dân Mỹ sẽ biết chính xác những ngân hàng nào đã hưởng lợi từ khoản tiền cho vay trị giá hơn 2.000 tỷ USD với lãi suất bằng 0% hoặc gần bằng 0% mà FED cung cấp trong thời gian qua. Ngoài ra, những người đóng thuế cũng sẽ biết rõ các điều khoản của những thỏa thuận tài chính này. Cùng với đó, dự luật này sẽ giảm quy mô chương trình Cứu trợ các tài sản xấu (TARP) từ 700 tỷ USD xuống 550 tỷ USD và không cho phép Bộ Tài chính tái sử dụng các khoản tiền trả nợ vào các chương trình mới...
Dù còn không ít khó khăn nhưng Tổng thống B.Obama đã thành công bước đầu trong cuộc đại tu thế kỷ trên phố Wall. Sự kiện này đang tạo thuận lợi cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Sau khi kết thúc cuộc đối thoại chiến lược khá hài lòng với Trung Quốc, hôm qua (26/5), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner lại vội vàng sang thăm châu Âu. Trong thời gian 2 ngày, ông Geithner sẽ gặp mặt tân Bộ trưởng Tài chính Anh và các quan chức châu Âu khác, thảo luận các vấn đề như giám sát tài chính và sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 4 đã vượt mức dự đoán do mức tăng bất ngờ trong doanh số bán xe ô tô. Theo Bộ thương mại Mỹ, tổng doanh số bán lẻ đã tăng tới 4% trong tháng 4 so với mức tăng 2,1% trong tháng 3. So với tháng 4/2009, doanh số đã cao hơn 8,8% và hiện tại đã tăng trong tháng thứ 7 liên tiếp.
Chiều 21/5, Hạ viện Đức đã chính thức phê chuẩn phần đóng góp của nước này trong kế hoạch 750 tỷ Euro (1.000 tỷ USD) nhằm cứu vãn đồng Euro và ngăn chặn khủng hoảng nợ lan rộng.
Với tỷ lệ phiếu 59/39, Thượng viện Mỹ tối 20.5 thông qua dự luật cải cách tài chính lớn nhất kể từ cuộc đại suy thoái những năm 1930. Với kết quả phiếu này, những tranh cãi kéo dài nhiều tháng về các biện pháp cải cách quy định tài chính trên thị trường Phố Wall coi như được giải quyết.
Hơn 3 tuần sau khi xảy ra sự cố tràn dầu do sụp giàn khoan của Tập đoàn dầu khí BP tại vùng vịnh Mexico, BP cho biết bước đầu họ đã thành công trong việc chặn bớt dòng dầu rò rỉ. Tuy nhiên, vấn đề tiếp tục tạo cơn sốt trên chính trường Mỹ về trách nhiệm giải quyết hậu quả vụ việc.
Trong chuyến công du đến Đông Bắc Á, bắt đầu diễn ra từ 21-5, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đặt trọng tâm là Nhật Bản. Bởi lẽ, quan hệ đồng minh thân cận kéo dài suốt nhiều năm qua đang gặp thử thách vì sức nóng của vấn đề di chuyển căn cứ không quân Futenma của Mỹ trên đảo Okinawa, nơi có 27.000 binh sĩ Mỹ đóng quân.
Trong năm 2009, tài sản của gia đình Tổng thống Mỹ Barack Obama ước tính dao động từ 2,3 - 7,7 triệu USD. Theo báo cáo tài chính công bố ngày 17-5, giá trị tài sản của ông Obama gồm các khoản tiết kiệm hưu trí ở công ty Vanguard, tài khoản ký gửi tại Ngân hàng J.P Morgan Chase và Ngân hàng Northern Trust, công trái chính phủ....
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.