Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đối thủ của Obama nói gì về chính sách đối ngoại Mỹ?

Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng Hòa đã nói gì về chính sách đối ngoại ông sẽ theo đuổi nếu ông thắng cử trong năm 2012?

 

Trong bài báo cuối cùng của loạt bài viết về chính sách đối ngoại của Mitt Romney, tôi đã xem các tuyên bố thiếu thực tế trong chiến dịch tranh cử của ông như là những dự báo về các lựa chọn chính sách của một tổng thống Hoa Kỳ. Thường thì vấn đề về ngôn từ và chiến dịch tranh cử sẽ cung cấp cho chúng ta một số cái nhìn sâu sắc nhất về những xu hướng và hành động của các tổng thống trong tương lai. Vì vậy, nội dung những bài phát biểu và những lời tuyên bố của Mitt Romney sẽ có giá trị thăm dò hơn nữa về định hướng chính sách của ông. Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng Hòa đã nói gì về chính sách đối ngoại ông sẽ theo đuổi nếu ông thắng cử trong năm 2012?

Câu trả lời đầu tiên là ông đã nói rất ít về vấn đề này. Trọng tâm trong chiến dich tranh cử của Romney là nhằm vào chính sách kinh tế. Tại thời điểm khi mà nước Mỹ đang bị bao vây bởi những thách thức tài chính nghiêm trọng, tất nhiên Romney quảng bá bản thân là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công và giàu kinh nghiệm, người mà sẽ phù hợp  hơn so với bất cử ứng cử viên khác để lãnh đạo đất nước phát triển kinh tế thịnh vượng như trước.

Vì vậy chính sách đối ngoại vẫn nằm bên lề trong chiến dịch tranh cử của Romney, còn xa với trung tâm chú ý của ông cũng như công chúng Mỹ. Tuy nhiên Romney đã đưa ra các tuyên bố thường xuyên và trả lời các câu hỏi mà từ đó chúng ta có thể đưa ra những kết luận, dù không phải là một chính sách đối ngoại rõ ràng nhưng ít nhất cũng cho thấy một vài quan điểm của ông về vai trò của nước Mỹ trên thế giới.

Thứ nhất, cũng giống như hầu hết các Đảng viên Đảng Cộng hòa, Romney tin vào chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ. Ông cho rằng "Chúng ta là ngoại lệ vì chúng ta là một quốc gia đã thoát khỏi ách thống trị của chế độ độc tài và thiết lập một chính phủ của dân, do vân và vì dân... Đó là vì niềm tin của chúng ta vào tính thống nhất chung của những quyền không thể nhượng lại, điều này dẫn đến vai trò đặc biệt của chúng ta trên vũ đài thế giới, đó là suy nghĩ của một người đấu tranh vĩ đại cho nhân phẩm và tự do con người".

Thứ hai, Romney tin rằng một nước Mỹ mạnh cả về kinh tế và quân sự là cần thiết cho một thế giới hòa bình. "Nếu bạn không muốn nước Mỹ là quốc gia lớn mạnh nhất trên Trái Đất thì tôi không là Tổng thống của bạn", ông đã nói với sinh viên một trường đại học năm 2011. "Thế kỷ 21 có thể và phải là một thế kỉ của người Mỹ. Thế kỉ 21 đã bắt đầu với khủng bố, chiến tranh, thảm họa kinh tế. Đó là nhiệm vụ của chúng ta để hướng thế kỉ 21 vào con đường của tự do, hòa bình và thịnh vượng".

Thứ ba, Romney tin rằng Tổng thống Barack Obama đã mất quá nhiều thời gian với việc "xin lỗi cho nước Mỹ" và ông đã thất bại trong việc củng cố vai trò thiết yếu của Mỹ trong một thế giới đầy nguy hiểm. Cụ thể hơn, Romney chỉ trích Obama vì đã làm "rỗng" quân đội Mỹ, theo đuổi chính sách tiếp cận quá mềm mỏng với Iran và Bắc Triều Tiên, không hiểu rằng Nga là "kẻ thù địa chính trị số 1" của nước Mỹ, sử dụng không đầy đủ các biện pháp trừng phạt thương mại, bán vũ khí cho Đài Loan để ngăn cản Trung Quốc thực hiện các chính sách tiền tệ và thị trường của nước này.

Điều quan trọng là cần chú ý bối cảnh mà quan điểm về chính sách đối ngoại của Romney được tiết lộ. Hầu hết người Mỹ tin rằng Tổng thống Obama đã thành công trong việc điều hành chính sách đối ngoại, người dân Mỹ tín nhiệm Obama trong việc giải quyết các vấn đề đối ngoại hơn rất nhiều so với việc ông giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước. Một cuộc thăm dò ý kiến quốc gia hồi đầu tháng 5 cho thấy rằng 51% người Mỹ tin tưởng Obama xử lí khủng bố và quan hệ quốc tế trong khi chỉ có 38% ủng hộ Romney.

Vai trò chiến đấu của Mỹ ở Iraq vừa kết thúc, đúng như Obama đã từng hứa trước đó. Romney cũng đã kêu gọi người Mỹ rút khỏi Iraq nhanh chóng, nhưng một vài người Mỹ lại muốn một cam kết chiến đấu ở đó lâu hơn. Cuộc chiến tại Afghanistan cũng đang đến hồi kết, dù chậm hơn so với nhiều người Mỹ mong đợi. Có rất ít chỗ cho Rommney để tranh luận rằng liệu lực lượng quân đội Mỹ nên nán lại Afghanistan lâu hơn hay nhanh chóng rời khỏi đây. Hội nghị thượng đỉnh G8 và NATO cuối tuần trước đã chứng minh quan hệ đa phương của Mỹ dường như đang hoạt động khá hợp lý, Obama đã đóng vai trò lãnh đạo của mình trong các cuộc họp này. Ngoại trưởng của ông, bà Hilary Clinton điều khiển rộng rãi và nhận được sự tôn trọng của nhân dân Mỹ và các nhà lãnh đạo nước ngoài.

Tất cả điều này giới hạn khả năng của Romney trong việc chỉ trích Tổng thống Obama về chính sách đối ngoại. Khi ông làm như vậy, nó không có nghĩa là ông Obama đã đi sai hướng hoặc rằng một chính quyền Romney sẽ đi theo hướng ngược lại. Phê phán của ông thay vào đó là ông sẽ thực hiện một chính sách đối ngoại cương quyết hơn, cứng rắn hơn, và đưa ra những đề xuất rõ ràng hơn Obama. Romney hứa sẽ là một người bảo vệ chắc chắn hơn của Israel, một nhà đàm phán cứng rắn hơn với Trung Quốc, một người chi tiêu lớn hơn về quốc phòng, một người quản lý liên minh có hiệu quả hơn.

Thực tế là Obama và Romney không có sự khác biệt lớn về các vấn đề cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Mỹ, ít nhất là không có điểm khác biệt đặc biệt nào đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Và nó sẽ là một mạo hiểm chính trị nghiêm trọng nếu quan điểm của Romney đi lạc quá xa so với chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama. Điều này cho thấy là chiến dịch tranh cử của Romney sẽ tìm cách giữ cho các cử tri tập trung vào các vấn đề kinh tế, nơi ông nhận thấy có nhiều cơ hội cho mình, và tránh chính sách đối ngoại, nơi ông nhận thấy ít cơ hội hơn.

Một từ cuối cùng. Romney đã nói gì về quan hệ Mỹ Việt trong năm rưỡi qua từ khi ông bắt đầu thực hiện chiến dịch tranh cử Tổng thống? Không phải một từ. Sẽ có thêm các lí giải cho câu hỏi này trong các bài báo sắp tới.
------------------------

Đọc thêm:
 

Dự báo chính sách đối ngoại của Mitt Romney

Khi biết đến Mitt Romney với tư cách ứng viên tổng thống của đảng cộng hòa, người Mỹ tập trung chú ý vào các hành động cũng như tuyên bố tranh cử trong quá khứ của ông như những chỉ dấu cho các chính sách mà ông sẽ theo đuổi một khi đắc cử. Đó là điều bình thường nhưng lại có thể gây rối trí trong chính trị Mỹ, giống như việc xem xét tính khoa học của ngành tử vi và tính xác thực của nó.

Các nhà lãnh đạo thế giới cũng đối mặt với sự mất phương hướng như vậy. Người ta tự hỏi, liệu nước Mỹ sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại kiểu gì, một khi Mitt Romney trở thành tổng thống.

Tuy nhiên những chỉ dấu hiện tại là không hoàn chỉnh, và không hiếm trường hợp, hoàn toàn sai. Sự cẩn trọng là cần thiết trong việc diễn dịch những tuyên bố tranh cử thành chính sách trên thực tế. Đơn cử, hãy nhớ lại chúng ta đã gặp khó khăn như thế nào để phán xét các chính sách tương lai của các ứng viên tổng thống với những tuyên bố kiểu như: "Ông ấy sẽ đưa chúng ta ra khỏi cuộc chiến" -"He kept us out of war." Đó là khẩu hiệu tranh cử của Woodrow Wilson năm 1996; một tháng sau khi bắt đầu nhiệm kì tổng thống thứ 2, ông này đã đề nghị Quốc hội tuyên bố chiến tranh với Đức.

"Tôi đã từng nói trước đây, và tôi sẽ không ngừng nhắc lại: những chàng trai của các bạn sẽ không bị gửi tới bất kì cuộc chiến nào ở nước ngoài", - Franklin Roosevelt nói một tuần trước cuộc bầu cử tổng thống năm 1940.

"Chúng tôi sẽ không đưa những chàng trai Mỹ đi xa nhà 9-10.000 dặm để làm cái việc mà những chàng trai châu Á có thể tự thực hiện," - Lyndon Johnson nói năm 1964, vài tháng trước khi đưa 100.000 lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam.

Các cuộc vận động tranh cử tổng thống không phải là nơi hoàn hảo để tranh cãi về chính sách đối ngoại trong điều kiện tốt nhất. Điều này đặc biệt không phù hợp trong điều kiện một ứng viên đang vận động cho nhiệm kì thứ 2. Vị tổng thống tại nhiệm đã có sẵn bảng thành tích, cả thành công và thất bại trong chính sách đối ngoại. Đối thủ trong khi đó có rất ít lựa chọn ngoài việc chỉ trích những kết quả của vị tổng thống tại nhiệm mà hứa sẽ thực thi một chính sách mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, cứng rắn hơn và hiệu quả hơn so với người tại nhiệm. Chính sách đối ngoại phụ thuộc vào từng sắc thái và có tính tiệm tiến, trong khi các cuộc vận động tranh cử tổng thống lại ghét những điều quá tỉ mỉ.

Trong cuộc tranh cử 2012, Mitt Romney có rất ít kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại nếu so với bất kì ứng viên nào trong lịch sử. Ông chưa bao giờ làm việc trong chính quyền cấp quốc gia hay lực lượng quân sự, và cuộc sống trưởng thành của ông phần lớn dành cho kinh tế và chính trị trong nước. Không có bất kì kinh nghiệm nào của Mitt Romney có thể giúp ích cho việc hiểu một cách xác thực làm thế nào ông có thể xử lý các thách thức đối ngoại với tư cách lãnh đạo quốc gia.

Do đó, chúng ta buộc phải phân tích các phát biểu của ông, tìm ra bất kì chỉ dấu nào về chính sách mà chúng ta có thể thấy được từ việc xem xét quan điểm cũng như thành tích của những người có thể trở thành tư vấn chính sách đối ngoại của ông.

Website tranh cử của Mitt Romney cũng không giúp ích gì nhiều. Trang web giới thiệu một bài phát biểu về chính sách đối ngoại của Mitt Rommney tại ĐH quân sự tháng 10/2011. Trong bài này, ông nhắc đi nhắc lại lời kêu gọi về sự lãnh đạo của Mỹ với thế giới, nhưng lại không đưa ra bất kì một dấu hiệu nào về định hướng hay sự bền vững mà sự lãnh đạo Mỹ ấy sẽ đeo đuổi.

Người ta cũng tìm thấy trên website một bài viết dài về "Thế kỉ Mỹ" của cựu Bộ trưởng Condoleeza Rice. Bài viết mở đầu với tuyên bố: "Sợi dây gắn kết thống nhất trong chiến lược an ninh quốc gia của Romney chính là sức mạnh Mỹ. Khi nước Mỹ mạnh, thế giới sẽ an toàn hơn". Những điều tương tự cũng xuất hiện trong các cuộc tranh cử của bất kì ứng viên tổng thống nào trong lịch sử hiện đại của Mỹ. Và chẳng ai lại kêu gọi một nước Mỹ yếu hơn.

Có lẽ thông tin có thể tiết lộ ít nhiều về chính sách đối ngoại của Mitt Romney là danh sách 40 cố vấn đối ngoại của ông. Nhiều người trong số đó có quan điểm đối ngoại khá nổi tiếng. Các cố vấn cao cấp già hơn và có khá nhiều kinh nghiệm dưới thời George.H.W.Bush. Tuy nhiên hơn hai phần ba còn lại đều đã làm việc dưới chính quyền George W.Bush.

Đương nhiên, việc ứng viên tổng thống nhận lời khuyên từ các chuyên gia đối ngoại của các tổng thống gần nhất đến từ đảng của ông là điều bình thương. Tuy nhiên, định hướng mang tính ý thức hệ mạnh mẽ chi phối chính sách đối ngoại dưới thời Bush con khác với cách tiếp cận thực tế hơn của Bush cha. Chí ít, tới thời điểm này, quan điểm của Bush con có vẻ được cộng hưởng lớn hơn trong các bài phát biểu và văn kiện tranh cử của Mitt Romney, nếu so với quan điểm của Bush cha. Có lẽ đó là chỉ báo về kiểu chính sách đối ngoại mà Romney sẽ theo đuổi.

Nhưng cũng có thể không như vậy. Trên nhiều phương diện, Romney là một tấm bảng trắng. Một khi đắc cử tổng thống, việc định hình các sáng kiến chính sách đối ngoại sẽ chịu tác động sâu sắc của những người mà ông sẽ chọn là cố vấn cao cấp và bởi các sự kiện và thách thức mà ông phải đối mặt khi cầm quyền.

Và đương nhiên, ông sẽ lặp lại con đường điển hình của Mỹ. Chúng ta chỉ cần nhớ lại tuyên bố Goerge W.Bush trong cuộc vận động tranh cử đầu tiên: "Nếu chúng ta không chấp dứt việc mở rộng lực lượng quân sự trên khắp thế giới, chúng ta sẽ đối mặt với vấn đề nghiêm trọng phía trước".

Tuyên bố này có thể chính xác nếu nhìn về quá khứ, nhưng nó cũng không thể thiếu chính xác hơn khi dự báo về chính sách của chính quyền Bush sau sự kiện 11/9/2001.

Chỉ người nhận phải gánh chịu rủi ro mà thôi.

----------------------------------------------

Tác giả: G. Calvin Mackenzie // Nguồn: Tuần Việt Nam

G. Calvin Mackenzie là giáo sư chính trị học nổi tiếng của ĐH Colby, Hoa Kỳ. Ông hiện là một học giả của chương trình Fulbright ở Việt Nam.

 

  • Vì sao Nga tập trung đối nội?
  • Mỹ: Những ngành kinh doanh thất thế
  • Nhiều người giàu Mỹ từ bỏ quốc tịch vì né thuế
  • Mua nhà tại Mỹ chỉ với... 10 triệu đồng!
  • Mỹ: Thiên đường của thực phẩm nhái?
  • Vẫn còn nhiều thị trấn đang chờ được mua
  • Độc giả báo Mỹ “phát sốt” với vụ người Việt mua lại thị trấn
  • Canada “khai tử” tiền xu mệnh giá nhỏ nhất