Theo Hiệp hội Xuất khẩu Thuỷ sản Ấn Độ, Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) vẫn đang giữ khoảng 50 triệu USD tiền ký quý bonds của các nhà xuất khẩu tôm nước này.
Kim ngạch xuất khẩu giảm, cộng với phải chịu thuế chống bán phá giá (CBPC) và yêu cầu đóng ký quỹ bonds đã làm giảm đáng kể số doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang Mỹ.
Năm 2005 - 06, giá trị xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ đạt 201,8 triệu USD nhưng tiền ký quỹ lên tới 20 triệu USD và thuế CBPG ở mức 10,17%. Sang đến năm 2006 - 07, giá trị xuất khẩu giảm xuống còn 170 triệu USD, thuế CBPG: 7,22% nhưng tiền ký quỹ vẫn ở mức cao 11,55 triệu USD. Đến năm 2008 - 09, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ chỉ còn 129,8 triệu USD nhưng mức ký quỹ đã giảm xuống còn 0,79%.
Nhiều nhà xuất khẩu tôm kêu ca rằng họ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh khi hàng triệu USD “nằm treo” ở CBP trong nhiều năm.
Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu thuỷ sản Ấn Độ còn gặp nhiều rào cản khác trong nỗ lực mở rộng kinh doanh. Theo qui định gần đây nhất của EU, để xuất khẩu hải sản có nguồn gốc khai thác sang EU, các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận khai thác kèm theo lô hàng.
Tần suất các lô tôm nuôi của Ấn Độ bị Mỹ và EU từ chối ngày càng tăng do có chứa dư lượng kháng sinh cấm. Trong khi đó, Nhật Bản cũng đang bày tỏ lo ngại về tình trạng này.
(Vasep)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com