Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng nợ công tại Mỹ tại sao lại nghiêm trọng?

Tình trạng căng thẳng tài khóa đang là vấn đề nghị sự nóng nhất tại Mỹ. Vậy tại sao giới chức Mỹ lại lo lắng đến vậy, trong khi các số liệu của nền kinh tế khá tương đồng với Trung Quốc và Nhật Bản?

Tháng 8, ứng cử viên đảng cộng hòa Mitt Romney cuối cùng đã quyết định chọn Paul Ryan, nghị sỹ đến từ Wisconsin làm phó tướng với một tuyên bố gây sốc toàn nước Mỹ về kế hoạch cắt giảm phúc lợi xã hội.

Năm ngoái, chính phủ Mỹ dành 24,3% tổng chi tiêu để phục vụ các chương trình về bảo vệ sức khỏe. Số tiền này chiếm khoảng 18% tổng thu nhập quốc nội và tăng nhanh gấp rưỡi tốc độ tăng của GDP. Theo một số nhân vật có quan điểm bảo thủ tài khóa như Ryan, xu hướng chi tiêu rộng rãi đó của tổng thống đương nhiệm Obama sẽ nhanh chóng kéo đất nước rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ công do thâm hụt ngân sách quá lớn, và thậm chí là phá sản.

Trên thực tế, tình trạng thâm hụt ngân sách của nước Mỹ hiện nay không hoàn toàn do Obama, mà nó bắt nguồn từ chính sách cắt giảm thuế từ thời cầm quyền của tổng thống George W. Bush.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ thực chất đã bắt đầu từ năm 2000. 8 năm sau đó, chính phủ nước này tăng chi tiêu tới 6,6%, trong khi nguồn thu ngân sách chỉ tăng có 2,8%. Đến khi Obama lên nhậm chức, từ 2008 đến 2012, chi tiêu công tăng 6,2% còn thu ngân sách giảm 0,5% - do hậu quả của suy thoái kinh tế.

Ryan đã xác định sẽ cải cách hệ thống phúc lợi và chính sách thuế. Nhưng nếu trong trường hợp Romney và Ryan không giành chiến thắng, điều gì sẽ tiếp tục xảy ra với Mỹ?

Năm 2011, tổng chi tiêu của chính phủ Mỹ chiếm 34% GDP, kéo theo thâm hụt ngân sách 9,5% còn tỉ lệ nợ công so với GDP toàn liên bang là 103%. Cùng thời gian này, chính phủ Trung Quốc dành 22% GDP để chi cho tài khóa, 5% cho chính sách bảo an xã hội và 8,8% cho các khoản còn lại. Tổng cộng chi tiêu công chiếm trên 35% GDP.

Con số có vẻ khá tương đồng, vậy tại sao nguy cơ khủng hoảng nợ công chỉ báo động đối với Mỹ?

Lý do là Trung Quốc có một khác biệt lớn trong phương thức chi tiêu. Đa số khoản chi tài khóa của chính phủ Trung Quốc chỉ nhằm phục vụ đầu tư, trong khi Mỹ lại dùng để chi cho phúc lợi. Bởi vậy, cần căn cứ vào hiệu quả chi tiêu để đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của chính phủ, chứ không phải là đo mức độ lớn của chúng.

Hơn nữa, với xu hướng chi tiêu và vay mượn như hiện nay, chính phủ Mỹ dự báo tổng nợ của nước này sẽ tăng khoảng 5,7% trong vòng 4 năm tới. Nếu nhìn qua, điều đó cũng không phải quá nghiêm trọng nếu so với tình trạng tại châu Âu lúc này.

Nhưng vấn đề là tốc độ tăng nợ công của Mỹ lớn hơn tốc độ tăng GDP 5 điểm %. Có nghĩa là sau 1 thập kỷ nữa, nợ công nước này sẽ vượt 200% GDP, tương tự tình trạng của Nhật Bản bây giờ. Nhưng chính phủ Nhật Bản có một chỗ dựa chắc chắn từ lượng tiết kiệm nội địa, điều Mỹ hoàn toàn thiếu hụt.

Rõ ràng, các số liệu tài khóa của Mỹ có một vài nét tương đồng với Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, căng thẳng tài khóa chỉ là nguy cơ của riêng Mỹ. Bởi vì, đặc điểm bản chất của các nền kinh tế này không giống nhau.

 

Hồng Liên

Theo TTVN/WSJ

  • Cả loạt thành phố phá sản: Nước Mỹ rung động
  • Nga chính thức vào WTO, doanh nghiệp Mỹ lo
  • Cả loạt thành phố phá sản: Nước Mỹ rung động
  • Để cả thành phố phá sản: Lựa chọn trong quẫn bách
  • Mỹ lên kế hoạch tấn công Iran?
  • Mỹ lao đao vì khủng hoảng châu Âu
  • Chính sách tái cân bằng của Mỹ có thành công?
  • Mỹ xóa lệnh cấm đầu tư vào Myanmar