Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Khủng hoảng nợ” đang đến gần với nước Mỹ

Ngày 16/5 vừa qua, nợ Mỹ đã đạt mức kịch trần 14294 tỷ USD mà Quốc hội cho phép, và việc Quốc hội phê chuẩn nâng mức nợ trần e rằng phải đợi đến ngày 2/8. Tổng thống Mỹ B. Obama và Bộ trưởng Tài chính Mỹ T. Geithner đã thông báo với các công dân rằng, nếu không thể nới lỏng giới hạn nợ công trước ngày 2/8, Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Đây có phải là một lời đe dọa Quốc hội? Có thể, nhưng số dư nợ công Mỹ đã là sự thật không thể bàn cãi. Hiện giờ, chính phủ Mỹ ít nhất đã tạm thời mất đi khả năng huy động vốn, thêm vào đó về cơ bản không thể kiếm được nguồn thu bằng cách tăng thuế, nhưng chi tiêu chính phủ lại không thể ngừng lại dù chỉ trong một khắc, cho nên biện pháp hiện giờ chỉ có thể là giảm chi tiêu.

Cho nên, câu hỏi mà người Mỹ thảo luận nhiều nhất hiện nay đó là: Chính phủ Mỹ để duy trì mức chi tiêu bình thường, sẽ lựa chọn việc gia hạn thanh toán lợi tức nợ hay sẽ tạm ngừng chi tiêu bảo hiểm xã hội?

Gia hạn chi trả lợi tức nợ? Thực tế đó chính là vỡ nợ, hậu quả là số tài sản USD sẽ bị bán tháo kỷ lục, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính lần thứ hai còn nghiêm trọng hơn lần thứ nhát; Tạm ngừng chi tiêu bảo hiểm xã hội sao? Điều này không chỉ không tuân theo chủ trương nhất quán của Đảng Dân chủ, mà còn mất lòng dân, tăng thêm ẩn số cho cuộc tranh cử tổng thống.

Nhưng nếu TT Obama không thể lập tức “chọn một trong hai”, thì chính phủ Mỹ sẽ phải lựa chọn việc “đóng cửa” và ít nhất là “đóng cửa” một số cơ quan.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ là người bận rộn nhất, ông này đang “giật gấu vá vai” để duy trì sự vận hành của chính phủ. Bộ Tài chính Mỹ đã ngừng đầu tư vào Quỹ hưu trí liên bang, nhằm hỗ trợ việc phát hành trái phiếu mới. Ông Geithner tuyên bố với Quốc hội, không thể đợi đến ngày 2/8, đến khi đó, tất cả số tiền dư lại để tránh vỡ nợ sẽ cạn sạch.

Vấn đề quan trọng hơn đó là, cho dù Quốc hội Mỹ đã phê việc nâng mức nợ trần, ai sẽ còn chấp nhận tiếp tục thu mua trái phiếu chính phủ Mỹ?

Chúng ta thấy, chính phủ Trung Quốc đã liên tục giảm sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ trong 5 tháng liên tiếp. Đương nhiên, bất luận là cân nhắc từ quy định của chính phủ Mỹ hay từ phương diện mức độ tiếp nhận của thị trường, thì việc Trung Quốc giảm sở hữu với quy mô lớn đều không hiện thực. Nhưng, chúng ta cần phải nhìn ra sự thật này: Cho đến giờ, việc“không chút hoài nghi” về trái phiếu Mỹ của mọi người đã biến thành “nỗi lo canh cánh trong lòng”. Sự thay đổi này đối với Mỹ, đối với thế giới sẽ là một thử thách to lớn.

Từ năm 1962 đến nay, Quốc hội Mỹ tổng cộng đã 74 lần nâng mức nợ trần, trong đó có 10 lần xảy ra sau năm 2001. Giới phân tích dự báo, trong 10 năm tới, hành động này sẽ còn xảy ra nhiều hơn. Sự việc lần này sẽ phát triển như thế nào? Không biết, nhưng bất cứ một động thái nhỏ nào cũng đều đáng được quan tâm sát sao.

Tình hình kinh tế Mỹ rất tồi tệ. Mặc dù Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Ben Bernanke nhiều lần dùng chỉ số CPI cơ bản để che đậy tình trạng lạm phát của Mỹ, nhưng có học giả Mỹ đã vạch ra được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Ông Brian Domitrovic – một chuyên gia bình luận trên tờ “Forbes” cho rằng: Quý I/2011, tỷ lệ chỉ số CPI của Mỹ đã đạt 6%/năm. Lần trước chạm mức này là vào năm 1982. Còn trước đó năm 1976 và 1977 là những năm “lạm phát” tồi tệ. Theo quan điểm của ông Domitrovic, số liệu GDP và tăng trưởng việc làm hiện tại của Mỹ đều rồi tồi tệ. Số liệu cho thấy, GDP quý I chỉ tăng có 1,8% so với cùng kỳ.

Chúng ta có thể đưa ra một vài tình huống giả thiết dưới đây:

Thứ nhất, Quốc hội Mỹ sẽ phê chuẩn trước việc nâng mức nợ trần, đó sẽ là tình huống tốt nhất, nhưng tôi tin rằng, TT Obama sẽ chấp nhận điều kiện kèm theo, chẳng hạn như giảm thuế, giảm bảo hiểm xã hội…Trong lịch sử, chuyện như này thường xuyên xảy ra trước khi Quốc hội đồng ý nâng mức nợ trần.

Thứ hai, Quốc hội nhất định phải phê chuẩn viện nâng giới hạn nợ trần vào ngày 2/8, điều này tương đương với một lần “kiểm tra sát hạch” năng lực thanh toán của chính phủ, nhưng thành phần “đặt cược” không quá lớn. Ngộ nhỡ chính phủ quả thật vỡ nợ, đó sẽ là một cơn chấn động rất lớn cho thị trường tài chính Mỹ, lãi suất thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ sẽ đi lên rất mạnh, FED sẽ thu mua trái phiếu với quy mô lớn hơn, nếu không sẽ có nguy cơ sụp đổ - Điều này cũng sẽ trở thành thời điểm khởi động chính sách nới lỏng tiền tệ lần thứ ba QE3.

Thứ ba, nếu Quốc hội Mỹ khăng khăng không nâng mức nợ trần, thì nguy cơ vỡ nợ sẽ thành hiện thực, sau đó là bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính thứ hai, đồng USD sẽ mất giá mạnh, tất cả số trái phiếu Mỹ sẽ trở thành mớ giấy lộn, hệ thống tiền tệ quốc tế phải sửa lại. Đây không còn là điều không thể, hệ thống Brent Woods giải thể vào năm 1972 chính là như vậy.

Chúng ta không muống những tình huống xấu này xảy ra, nhưng lấy gì để bảo đảm? Không có. Tất cả những nước dự trữ USD bao gồm cả Trung Quốc đều đang phó thác số trời, mặc cho Quốc hội Mỹ ban bố.

(Vitinfo)