Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kích thích của Mỹ gây mất cân bằng kinh tế thế giới

Kích thích tài khóa của Mỹ, chứ không phải việc tăng dự trữ ngoại hối của các nước đang phát triển gây mất cân bằng lớn nhất cho kinh tế toàn cầu.

Phát biểu tại cuộc họp thường niên của IMF hôm 10/10/2010 tại Washington, Chủ tịch ngân hàng trung ương Brazil cho rằng việc mở rộng kho dự trữ ngoại hối của các nước đang phát triển không gây mất cân bằng tỷ giá.

Nguyên nhân chính là do chính sách mở rộng tài khóa của Mỹ nhằm đối phó với kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao. Thực tế, Mỹ đã bơm tiền vào nền kinh với quy mô lớn nhất thế giới. Ngoài ra, sự mất cân đối này cũng do nợ công tăng cao ở một số quốc gia Châu Âu.

Dòng tiền ồ ạt chảy vào các nền kinh tế mới nổi sẽ gây ra “chiến tranh tiền tệ” khi mà các nước này ra sức bảo vệ nền kinh tế của họ và tạo điều kiện thuận cho các nhà xuất khẩu trong bối cảnh đà phục hồi tại các nước phát triển có dấu hiệu chững lại.

Bộ trưởng tài chính Brazil cho rằng, các nền kinh tế mới nổi nên kết hợp giữa các chính sách tăng dự trữ ngoại hối với kiểm soát trực tiếp nội tệ để ngăn chặn dòng tiền ồ ạt chảy vào thị trường này.

Theo ông, tăng cường dự trữ ở một số nước cộng với việc thúc đẩy tiêu thụ nội địa ở một số nước khác sẽ góp phần giảm mất cân bằng về tiền tệ.

Brazil đang tiến hành ngăn dòng tiền nóng từ bên ngoài, đồng thời sẵn sàng hút bớt thanh khoản dư thừa của thị trường tiền tệ nếu cần thiết.

Trước đó, chủ tịch IMF cho biết tiền tệ của các nước Mỹ La Tinh có nguy cơ tăng mạnh nếu vốn ngoại ồ ạt chảy vào các nền kinh tế này.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nhà đầu tư Jim Rogers: Kinh tế Mỹ vẫn còn suy thoái
  • Các nhà kinh tế cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ
  • Mỹ: M&A có thể khiến tình hình thất nghiệp trở nên tồi tệ hơn
  • Bộ Tư pháp Mỹ khởi kiện ba công ty thẻ tín dụng
  • Mexico khởi động dự án giúp người thu nhập thấp
  • Xu hướng tiêu dùng hàng “hot” tại Mỹ đang nở rộ
  • Thành phố Mexico sắp đưa taxi điện vào lưu thông
  • Lợi nhuận hãng nhôm lớn nhất của Mỹ vượt dự báo