Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Mỹ: Tiến thoái lưỡng nan!

Trước sự “phục hồi không việc làm”, những ngày gần đây, câu hỏi liệu có nên thực thi chương trình kích thích kinh tế mới hay không lại một lần nữa gây ra tranh cãi giữa giới học thuật và giới chính trị gia Mỹ.

Về cơ bản, sự phục hồi kinh tế Mỹ vẫn chưa ổn định, Tổng thống Barack Obama đã xác định “tăng trưởng” là điều quan trọng của nền kinh tế Mỹ, nhưng với tình hình kinh tế quốc tế gần đây nhất, Mỹ đang đứng trước hai sự lựa chọn khó khăn đó là tiếp tục kích thích kinh tế hay cắt giảm thâm hụt giảm ngân sách.

Rất nhiều nhà kinh tế cho rằng, Mỹ cần một phương án kích thích kinh tế mới. Sở dĩ có lời kêu gọi như vậy, mấu chốt là do tình hình việc làm Mỹ vẫn rất nghiêm trọng. “Sự phục hồi không việc làm” đã khiến tỷ lệ ủng hộ chính phủ Obama giảm rõ rệt, lòng tin và sự kiên nhẫn của người dân Mỹ cũng giảm theo.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, tháng 6 năm nay, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm được 0,2 điểm phần trăm, xuống còn 9,5%, nhưng cơ hội việc làm mới tăng của các quan phi nông nghiệp đã giảm xuống còn 125000, mức giảm đầu tiên trong 6 tháng qua. Nhà kinh tế Paul Krugman, người đạt giải thưởng Nobel Kinh tế - hiện đang nỗ lực thúc đẩy gói kích thích kinh tế mới hôm 6/7 dự đoán, nửa cuối năm nay, thị trường việc làm Mỹ sẽ càng tồi tệ hơn. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner và Chủ tịch Ủy ban kinh tế tại Nhà Trắng Lawrence Summers cũng đều chủ trương áp dụng các biện pháp kích thích mới.

Theo quan điểm của giáo sư kinh tế Tim Dee đến từ trường Đại học Oregon, vấn đề việc làm phản ánh nền kinh tế Mỹ đang tồn tại vấn đề mang tính cấu trúc dưới tầng sâu hơn chứ không chỉ mang tính chu kỳ. Vấn đề mang tính cấu trúc này chủ yếu là do các ngành nghề chế tạo trong nhiều năm qua đã chuyển sang nước ngoài. Sự chuyển dịch của ngành chế tạo này không chỉ ảnh hưởng tới cơ hội việc làm Mỹ, mà còn tác động xấu tới khả năng sáng tạo của toàn bộ nền kinh tế.

Ông Dean Baker, nhà kinh tế vĩ mô của Trung tâm nghiên cứu chính sách và kinh tế Washington cho rằng, tính bất xác định của nền kinh tế Mỹ hiện này đang ngày càng gia tăng. Nó đã khiến các quyết sách kinh tế của Quốc hội Mỹ rơi vào tình trạng tê liệt, bởi vì sự phục hồi chưa đủ mạnh để xoay chuyển khó khăn thâm hụt ngân sách, hơn nữa lại không quá yếu để có thể thuyết phục các nghị sỹ đồng ý tiếp tục thực thi kế hoạch kích thích kinh tế.

Theo ông Krugman, nhìn chung, tương lai của nền kinh tế Mỹ khá bi quan. Ông kêu gọi, để ngăn chặn việc đi theo vết xe đổ của Nhật Bản trong thập niên 1990 của thế kỷ trước, Mỹ nên áp dụng tất cả các chính sách tiền tệ tài chính có thể, tránh để nền kinh tế lại trượt vào suy thoái. Trong phương diện khống chế thâm hụt, ông Krugman cho rằng, miễn là có biện pháp thích hợp, thâm hụt tài chính trong 10 năm tới vẫn nằm trong phạm vi có thể kiểm soát.

Tuy nhiên, một quan điểm khác lại cho rằng, khống chế thâm hụt tài chính mới là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Tờ “New York Times” cho rằng, các nhà kinh tế với niềm hy vọng thúc đẩy kế hoạch kích thích kinh tế đã coi nhẹ hiện thực kinh tế, họ chỉ suy luận dựa trên mô hình số học, bơm một lượng vốn nhất định vào nền kinh tế sẽ có hiệu quả rất lớn. Nhưng trên thực tế, hiệu quả của các chính sách kinh tế trong một năm rưỡi qua lại khá nhỏ, ít nhất cũng đã thất bại trong lĩnh vực việc làm. Tổng số thâm hụt ngân sách lên tới 1400 tỷ USD đã không thể chấp nhập kế hoạch kích thích mới.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế như hiện nay, các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ nên áp dụng các biện pháp ngắn hạn thực tế, chẳng hạn như kéo dài bảo hiểm thất nghiệp, khống chế thâm hụt tài chính của chính quyền bang. Trong năm nay, Mỹ không nên tăng chi tiêu, mà cũng không nên cắt giảm thâm hụt một cách rõ rệt, nên điều chỉnh phương hướng chi tiêu, sử dụng vốn hữu hạn trong lĩnh vực có thể tăng trưởng kinh tế.

Trong thời gian ngắn, điểm tăng trưởng mới của nền kinh tế Mỹ chưa xuất hiện. Chính sách thắt chặt tài chính của châu Âu dự đoán có thể sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu bên ngoài của Mỹ, chính sách năng lượng mới mà chính phủ Obama thúc đẩy lại khó có thể vượt qua được thử thách trước mắt. Đề tài “tăng trưởng” chắc chắn đúng, nhưng việc thực thi các biện pháp lại khó khởi sắc. Làm thế nào để ngăn chặn việc làm – một vấn đề kinh tế biến hóa thành một vấn đề xã hội, thách thức của mà chính phủ Obama phải đối mặt còn đang ở phía sau.

(vitinfo)

  • “Lối thoát” nào cho hai đại gia nhà đất Mỹ?
  • Mỹ thông qua luật cấp hộ chiếu người chuyển giới
  • Mỹ muốn BP thông báo trước về kế hoạch bán tài sản
  • Mỹ: đòi Nhật tăng hỗ trợ di dời căn cứ ở Okinawa
  • Dự luật đánh thuế nhà băng của Mỹ bị bác bỏ
  • Brazil Xây ba triệu căn nhà cho người có thu nhập thấp
  • Tổng thống Obama buộc BP đền bù
  • Mỹ bắt tay cải cách Wall Street