Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liệu Mỹ có rơi vào lạm phát đình đốn?

Lạm phát cơ bản của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm trở lại đây vào tháng 5 năm nay, trong khi tăng trưởng có sự suy giảm bất ngờ trong tháng này. Tuy mức độ của xu hướng trên còn khá yếu song đó đúng là những dấu hiệu của lạm phát đình đốn.

Người tiêu dùng Mỹ đã nhận được một số hỗ trợ về giá từ chi phí xăng dầu thấp hơn. Tuy nhiên, có một xu hướng có thể gây khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách tại Quỹ Dự trữ liên bang Mỹ, là chỉ số giá tiêu dùng ngoài thực phẩm và năng lượng đã tăng 0,3% vào tháng 5.

Đó là lần tăng lớn nhất kể từ tháng 7/2008, mặc dù một số trong sự tăng vọt có thể liên quan đển sự gián đoạn trong nguồn cung trong lĩnh vực tự động sau trận động đất của Nhật Bản.

Các báo cáo riêng biệt cho thấy sự sụt giảm bất ngờ đối với hoạt động sản xuất tháng 6 và sự tăng 0,1% đáng thất vọng về sản lượng công nghiệp trong tháng 5.

Trong khi một vài nhà kinh tế dự đoán Hoa Kỳ có thể rơi trở lại vào suy thoái, một loạt các báo cáo kinh tế yếu kém đã nêu ra những nghi ngờ mới về sức khỏe của nền kinh tế này.

"Tôi cho rằng, mọi người sẽ xem xét điều này như một lý do khác của sự phục hồi kinh tế đang bị trì hoãn, thêm khả năng cho một sự suy thoái kép trên lý thuyết", Paul Radeke, Phó chủ tịch KDV Wealth Management tại Minneapolis nhận định. "Các dữ liệu khác cho thấy, xu hướng tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng và rằng sản xuất cuối cùng sẽ bắt kịp. Tuy nhiên, dữ liệu cũng cho thấy quá trình này sẽ mất nhiều thời gian".

Khu vực nhà ở, dù đã ở tâm chấn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế Mỹ, cũng cho thấy rất ít dấu hiệu phục hồi. Sau một sự suy giảm trong giá nhà mới những tháng gần đây, một chỉ số về quan điểm của các nhà xây dựng nhà ở đã giảm trong tháng này đến mức thấp nhất kể từ tháng 11/2010.

Tuy nhiên, những sự suy đoán về lạm phát, nếu duy trì, có thể đẩy các quan chức của Fed vào một vị trí khó khăn. Nếu nền kinh tế suy thoái hơn nữa nhưng lạm phát không đi xuống, thì sẽ là khó khăn cho họ để biện minh cho một đợt kích thích tiền tệ, đặc biệt là cho những tranh cãi quanh 600 tỷ USD trong chương trình mua trái phiếu.

"Áp lực lạm phát cơ bản đang mạnh hơn rất nhiều so với mức mà chúng tôi nhìn nhận trong những tháng gần đây", ông Dean Maki, người đứng đầu nhóm nghiên cứu kinh tế Mỹ tại Barclays Capital ở New York nói. "Điều này sẽ làm cho Fed thận trọng hơn đối với bất kỳ động thái bổ sung nào của mình".

Chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh và đồng USD tăng mạnh bởi các dữ liệu yếu kém của Mỹ với những lo lắng về khoản nợ của Hy Lạp. Chỉ số S&P 500 đã giảm xuống 1,76%.

Lạm phát Mỹ đã vững chắc hơn một cách đáng kể so với dự kiến trong tháng 5 mặc dù chi phí nhiên liệu thấp hơn, với chỉ số CPI đã tăng 0,2%, gấp đôi mức dự đoán của các nhà phân tích.

Giá xăng giảm 2% trong tháng trước sau khi tăng 3,3% trong tháng 4, nhưng giá lương thực cho thấy một sự ít khả quan hơn với việc tăng 0,4% trong tháng thứ hai liên tiếp. Có lo ngại rằng liệu sự gia tăng lạm phát cơ bản chỉ là một sự phản ánh tạm thời từ chi phí năng lượng cao hơn.

Sự vắng mặt của áp lực tăng lương mang lại sự thoải mái cho các thành viên của Fed rằng mối đe dọa của lạm phát còn ở rất xa. Số liệu của Bộ Lao động cho thấy mức thu nhập hàng tuần được điều chỉnh lạm phát của Mỹ đã giảm 0,1% vào tháng 5 và giảm 1% trong năm qua.

Dù sao thì sản lượng công nghiệp cũng đang ở trong tình trạng tốt. Các dữ liệu của Fed cho thấy sản xuất tại các mỏ và các nhà máy đã tăng lên 0,1% vào tháng 5, dù bị hạn chế bởi sự sụt giảm lần thứ hai liên tiếp từ sản lượng ô tô.

Sản lượng sản xuất đã tăng 0,4%, trong khi sản lượng của các ngành dịch vụ giảm 2,8%.

Hầu hết các nhà kinh tế vẫn tin rằng sự phục hồi, trong khi vẫn yếu, khó có thể suy yếu hơn. Nhưng một loạt các dữ liệu tiêu cực gần đây chắc chắn đã khiến nhiều người mất lòng tin với quan điểm đó.

Một cuộc thăm dò của Reuters đối với các nhà kinh tế phát hành hôm 15/6 vừa rồi cho thấy hiện nay các nhà kinh tế nhìn nhận sự tăng trưởng GDP trung bình của Mỹ là 2,6% trong năm nay, giảm từ mức 2,7% trong một cuộc khảo sát tháng 5.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • 'Khu ổ chuột' cho... chó
  • Dân Mỹ mất hơn 16 nghìn tỷ USD vì suy thoái
  • Rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ: Nhỏ nhưng đang lớn
  • Vị thế của Mỹ sẽ suy giảm nếu không nâng trần nợ
  • Mỹ cảnh báo châu Phi về đầu tư Trung Quốc
  • Cuba tăng gấp 3 công suất lọc dầu vào năm 2017
  • Thị trường lao động của Mỹ phục hồi chậm chạp
  • Thâm hụt ngân sách Mỹ tháng 5 đạt 57,6 tỷ USD