Ở Mỹ hiện nay, các bác sĩ trẻ không mở phòng mạch, còn các bác sĩ lớn tuổi bán phòng mạch của họ
Theo truyền thống, nền y học Mỹ lâu nay là một nền công nghiệp phòng mạch tư trên quy mô lớn. Hầu hết các bác sĩ (BS) đều chăm sóc bệnh nhân ở phòng khám do họ làm chủ, đôi khi trong những gian phòng kế bên nhà họ. Nhưng nay, theo báo The New York Times (Mỹ), nhiều BS ở Mỹ đã bỏ các phòng mạch tư như thế. Đối với bệnh nhân, hiện tượng thay đổi đó là một sự may mắn. Lẽ tất nhiên, các cơ quan chăm sóc y tế lớn hơn có thể chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, trong mối quan hệ thầy thuốc-bệnh nhân có thể sẽ không có sự thân tình.
Tính toán thiệt hơn
Số lượng BS trẻ quyết định không mở phòng mạch tư đang gia tăng ở Mỹ. Thay vào đó, họ chấp nhận mức lương ở các bệnh viện và hệ thống y tế. Bên cạnh, ngày càng có nhiều BS lớn tuổi bán phòng mạch và chuyển sang làm các công việc hưởng lương. Do họ phải đối mặt với vấn đề chi phí gia tăng và lo ngại sẽ không tuyển được các đồng nghiệp trẻ.
Vào năm 2005, hơn 2/3 phòng mạch là do các thầy thuốc làm chủ. Thế nhưng, trong vòng 3 năm trở lại đây, tỉ lệ trên đã giảm xuống dưới 50% và các nhà phân tích nhận định rằng sự sụt giảm vẫn tiếp diễn.
Khuynh hướng bỏ phòng mạch tư còn xuất phát từ mối lo ngày càng tăng về các sai sót trong y khoa và những thay đổi trong chính sách lương bổng dành cho BS.
Bác sĩ Michael Mirro sau khi bán phòng khám tư. Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Nhưng sự thúc đẩy mạnh hơn có lẽ xuất phát từ hồ sơ y tế điện tử. Đối với các BS, hệ thống vi tính hóa thật đắt đỏ và tốn nhiều thời gian. Thêm vào đó, lợi ích có thật của hệ thống này đối với sự an toàn của bệnh nhân, chất lượng chăm sóc và hiệu quả của hệ thống đều gần như hoàn toàn đổ dồn về các bệnh viện lớn chứ không phải các phòng khám nhỏ.
Tiến sĩ Gordon Hughes, Chủ tịch Ban Quản trị của Hiệp hội Y khoa bangIndiana, kể: “Khi còn trẻ, chúng tôi không hề nghĩ đến việc đi làm ở bệnh viện, thức suốt đêm. Nay, các BS trẻ mới ra trường lại không muốn mở phòng mạch nhưng họ vẫn muốn một cuộc sống tốt và lương cao”.
Bệnh nhân được lợi
Bệnh nhân được hưởng lợi từ việc chăm sóc phối hợp với chất lượng cao hơn khi các BS từ các lĩnh vực khác nhau tập trung lại ở một cơ quan. Trong một hệ thống y tế như vậy, bệnh án của bệnh nhân có thể dễ dàng chuyển đến tay chuyên gia giỏi. Điều này giúp tránh được các sai lầm nguy hiểm vốn cướp đi sinh mạng của khoảng 100.000 người mỗi năm ở Mỹ.
Thêm vào đó, số lượng các phòng mạch tư giảm xuống có thể đặt dấu chấm hết cho loại quan hệ lâu dài và thân mật giữa BS và bệnh nhân. Bệnh nhân đến phòng mạch tư có nhiều khả năng gặp cùng một BS mỗi lần đến khám bệnh hơn so với bệnh nhân chữa bệnh ở một hệ thống y tế. Ngoài ra, các hệ thống y tế có tổ chức được xem là phương cách nâng cao chất lượng và giảm chi phí khám chữa bệnh.
BS Michael Mirro ở Fort Wayne, bang Indiana, là một trong những người nằm trong xu thế kể trên. Giống như nhiều đồng nghiệp, vị BS chuyên khoa tim 61 tuổi này đã bắt đầu sự nghiệp ở một phòng khám nhỏ với hai BS tim khác. Đến năm 2009, phòng khám của họ đã có 22 BS chuyên khoa tim và trở thành một trong những phòng khám tim lớn nhất bang Indiana. Nhưng tháng 12 vừa qua, BS Mirro và các đồng nghiệp đã bán đi tất cả. Số lượng BS chuyên khoa tim làm việc ở các phòng khám tư như ông Mirro đã giảm một nửa trong năm 2009.
Bên cạnh đó, các BS còn làm việc ở phòng khám tư lo ngại rằng công việc của họ sẽ bị hạn chế hơn và giá phòng khám của họ cũng giảm sau này.
(Theo NGÔ SINH // Nguoilaodong Online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com