Website tạp chí “Chính sách ngoại giao” của Mỹ mới đây có đăng một bài viết phân tích với tiêu đề : “Hành động đối trọng của châu Á”.
Bài viết cho rằng, nếu sức mạnh của Trung Quốc tiếp tục tăng lên, thì sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ trở nên khốc liệt hơn. Khi Trung Quốc đang tham vọng trở thành bá chủ khu vực châu Á, Mỹ sẽ bắt tay tìm cách ngăn chặn. Tuy nhiên, con đường bá quyền tại khu vực của Trung Quốc sẽ càng khó khăn hơn so với Mỹ trước kia, bởi vì khi đó Tây bán cầu không có các cường quốc khác, trong quá trình mở rộng tại Bắc Mỹ, Mỹ không gặp một trở ngại nào. Trái lại, xung quanh Trung Quốc vẫn có sự hiện diện của nhiều nước có thực lực không hề thấp chút nào. Do đó, vấn đề mấu chốt nằm ở, đứng trước sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc, các quốc gia châu Á khác sẽ lựa chọn biện pháp đối trọng.
Hành vi đối trọng trong chính trị quốc tế luôn luôn giữ thế chủ đạo, nhưng nếu so với các cường quốc, các nước nhỏ bé này càng có thể lật đổ cường quốc đó. Vậy tương lai phát triển của châu Á sẽ ra sao? Một mặt, việc đối trọng sẽ đầy hứa hẹn. Mặc dù Trung Quốc có tiềm lực lớn nhất tại châu Á, nhưng một số quốc gia lân bang khác lại không hề “yếu chút nào”. Nhật Bản có năng lực hạt nhân tiềm ẩn và sức mạnh quân sự dồi dào, rất khó bị uy hiếp khuất phục, Việt Nam từ xưa tới nay không hề là một nước nhỏ bé dễ đối phó. Ấn Độ có hơn một tỷ người, lại có cả vũ khí hạt nhân.
Hơn nữa, cho dù Trung Quốc trở nên lớn mạnh hơn, việc sử dụng sức mạnh quân sự để đối phó với các nước lân bang cũng tuyệt đối không phải chuyện dễ, bởi vì chỉ dựa vào lục quân thì chẳng ăn thua gì. Mỹ sẽ đề phòng Trung Quốc, khi đó nỗ lực tìm cách làm bá chủ khu vực của Trung Quốc sẽ vấp phải sự phản ứng của các nước liên minh lớn mạnh.
Ngoài ra, bài viết còn nhận định thêm rằng, các nước châu Á sẽ không hoàn toàn thoải mái với một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ hơn. Các nền kinh tế thị trường phát triển của khu vực và các nước đang vươn lên nhanh chóng như Ấn Độ, Indonesia đều đang cảnh giác với một Trung Quốc cứng rắn. Mỹ do đó có thể đóng vai trò hữu ích là đối trọng, ngay cả khi vẫn hợp tác với Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc có tầm quan trọng về thương mại, nhưng Mỹ vẫn có ở châu Á những thứ mà Trung Quốc không có được: quan hệ an ninh trực tiếp với những nước chủ chốt của khu vực và 5 thập kỷ được sự tin cậy về chính trị ở nhiều nơi. Tổng thống Obama nên tìm cách tăng cường, hơn là làm yếu đi, sự gắn kết giữa Mỹ với các đồng minh Thái Bình Dương.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Nỗi lo về sự lan rộng của khủng hoảng nợ Hy Lạp đã khiến đồng EUR sụt giảm xuống mức thấp nhất trong chưa đầy một năm. Theo một số nhà quan sát quốc tế hiện nay, đây chính là điều mà Mỹ muốn nhìn thấy, bởi vì, từ khi đồng EUR ra đời đến nay, ngôi vị bá chủ tài chính toàn cầu của Mỹ thực sự đã bị thách thức.
Hãng thông tấn Reuters ngày 10/5 đưa tin, trước thềm khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung Quốc – Mỹ trong tháng này tại Bắc Kinh, Mỹ đang gây sức ép cho Trung Quốc, hy vọng quốc gia này thu hồi chính sách sáng tạo công nghệ gây nhiều tranh cãi của mình.
Ông John Paulson, chủ tịch quỹ đầu cơ hàng đầu thế giới, cho biết ông dự báo giá nhà đất tại Mỹ sẽ tăng từ 3% đến 5% trong năm nay và tăng thêm từ 8% đến 12% trong năm 2010.
Sau ba ngày "đấu tranh tư tưởng" cùng nhiều tháng họp kín, tuần qua, Thượng viện Mỹ đã đồng ý thảo luận dự luật Cải cách tài chính do đảng Dân chủ chấp bút được xem là toàn diện nhất kể từ cuộc đại suy thoái những năm 30 của thế kỷ trước. Dự luật được Tổng thống Barak Obama hậu thuẫn dự kiến sẽ thảo luận trong hai tuần, bắt đầu ngay trong kỳ nghỉ cuối tuần.
Hãng thông tấn Reuters mới đây đưa tin, hôm thứ Bảy (8/5), tổng thống Mỹ Barack Obama đã trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Nga rằng, nếu Mỹ có nền kinh tế vững mạnh, thì sẽ có đồng USD mạnh. Được biết, TT Obama rất hiếm khi bình luận về tỷ giá đồng USD.
Hôm 4-5, Thượng viện Mỹ tiến hành bỏ phiếu để thông qua dự luật cải cách Phố Wall với một số điều khoản sửa đổi nhằm kiểm soát chặt chẽ các tổ chức tài chính và ngân hàng.
Sự cố tràn dầu trên Vịnh Mexico sau vụ nổ giàn khoan hồi tháng 4 đã “gọt” mất 32 tỷ USD khỏi giá trị vốn hóa thị trường của hãng dầu lửa BP.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.