Tốc độ thu hẹp nền kinh tế Mỹ trong quý II đã giảm so với dự đoán tuy nhiên những yếu kém của thị trường việc làm và ngành công nghiệp chế tạo ở miền Trung Tây trong tháng 9 này cho thấy con đường phục hồi còn gập ghềnh.
Theo công bố của Bộ Thương mại, Tổng sản phẩm quốc nội-thước đo tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong lãnh thổ nước Mỹ-đã giảm 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái thay vì 1% như dự đoán được đưa ra trong tháng trước.
Đây là quý thứ 4 liên tiếp GDP thực tế bị sụt giảm, tuy nhiên rất có thể đây là tháng cuối cùng chứng kiến tăng trưởng GDP âm. Nền kinh tế Mỹ vốn sa lầy trong khủng hoảng kể từ tháng 9 năm 2007 được cho là đã bắt đầu quá trình hồi phục từ tháng 7 năm nay.
Tuy nhiên, nếu xét trên ngành công nghiệp chế tạo, thước đo kinh doanhc ủa Chicago đã bị giảm từ 50.0 ở tháng 8 xuống còn 46.1 trong tháng 9.
Một nghiên cứu độc lập khác của ADP Employer Service cho thấy các chủ doanh nghiệp tư nhân tại Mỹ đã cắt giảm 254.000 việc làm trong tháng 8, cao hơn so với mức dự báo 210.000 của thị trường tài chính.
Những tin tức từ ngành công nghiệp chế tạo và việc làm đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ mất điểm. Trong quý III này cổ phiếu blue-chip của Down Jones ghi nhận mức lợi nhuận quý lớn nhất kể từ quý IV năm 1998.
Bức tranh kinh tế nhiều màu sắc sẽ có thể gây ảnh hưởng đến Cục Dự trữ liên bang-ngân hàng trung ương của Mỹ-tiếp tục giữ mức lãi suất cho vay qua đêm gần về 0% trong thời gian dài. Cần có nhiều bằng chứng cho thấy nền kinh tế đang phục hồi bền vững trước khi đưa mức lãi suất rất thấp này lên cao và áp dụng các chính sách khác nhằm kích thích nền kinh tế.
Các nhà máy tại Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục gia tăng sản lượng trong khi Đức lại đón nhận thông tin tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm.
Đi đúng hướng
Mức thu hẹp GDP 0,7% trong quý II là điều tốt hơn mong đợi của thị trường khi mức dự đoán được đưa ra lên tới 1,2% và cùng kỳ quý trước là 6,4%.
GDP thực tế được điều chỉnh cho thấy nền kinh tế đã bắt đầu bình ổn. Nền kinh tế đang đi đúng hướng và chi tiêu kích thích cần được đẩy mạnh hơn nữa để hỗ trợ những động lực tăng trưởng này trong những tháng tiếp theo.Mức giảm nhẹ hơn phản ảnh sự sụt giảm trong chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh đã chững lại mạnh mẽ hơn dự đoán. Chi tiêu tiêu dùng vốn chiếm 2/3 các hoạt động kinh tế của Mỹ đã giảm với tốc độ 0,9% trong quý II, tức thấp hơn mức dự đoán với 1%. Chi tiêu nói chung đã tăng 0,6% trong quý I.
Đầu tư kinh doanh giảm 9,6% trong quý II thay vì 10,9% như dự đoán, cho thấy nhu cầu phần mềm cao hơn dự tính. Trong quý I, đầu tư kinh doanh giảm tới 39,2%.
Nhu cầu trong nước yếu kém có nghĩa các công ty phải tiếp tục giảm lượng dự trữ hàng chưa bán trong kho. Hàng dự trữ trong kho đã giảm tới mức kỷ lục với 160.2% tỷ USD trong quý II hơn là mức 159.2 tỷ USD mà chính phủ ước tính tháng trước. Con số này trong quý I là 113,9 tỷ USD.
Các nhà kinh tế đồng ý rằng việc chi tiền hỗ trợ của chính phủ đang có hiệu quả, tuy nhiên họ băn khoăn về tính bền vững của chúng vì nhu cầu tiêu dùng của người dân còn yếu. Tốc độ cắt giảm việc làm đã chững lại tuy nhiên mức độ tái thuê mướn vẫn thấp.
Đầu tư vào nhà ở, tâm chấn của cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng 70 năm qua, đã giảm tới 23,3% trong quý II này sau khi đã giảm tới 38,2% trong quý trước đó.
Các số liệu thống kê độc lập khác cho thấy nhu cầu trong nước và toàn cầu đều yếu ớt, có nghĩa lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp tăng 0,9% tháng trước và 1,3% trong quý I.
Tuy nhiên, thị trường cũng đón nhận những tin vui từ lĩnh vực thương mại. Xuất khẩu giảm 4,1% thay vì 5% như tháng trước. Tính riêng trong quý I, xuất khẩu giảm 29,9%.
Một cuộc điều tra của Hiệp Hội Quốc gia Quản lý Mua sắm cho hay, hoạt động kinh doanh tại New York đã tăng mạnh mẽ lên gần mức cao nhất trong 3 năm qua, khiến người ta lạc quan hơn về kinh tế nước Mỹ.
(Nguồn: Vitinfo)
(Internet)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com