Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ học được gì từ Canada tại G20?

Thủ đô Toronto của Canada đã chi gần 1 tỷ USD cho việc tổ chức hội nghị G8 và G20 - sự kiện được xem là “cầu nối” giữa lãnh đạo các cường quốc như Mỹ và Nga. Trong chuyến thăm Toronto lần này, TT Obama có thể sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm của Canada trong lĩnh vực kinh tế.

Quý I năm nay, kinh tế Canada tăng trưởng kinh ngạc ở mức 6,1%, so với 4,9% của cùng kỳ năm ngoái. Đó là tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong hơn một thập kỷ và gấp đôi tăng trưởng 3% của Mỹ trong quý I năm nay.

Trong khi nền kinh tế Mỹ đã ổn định, song triển vọng cho sự phục hồi mạnh mẽ vẫn còn mong manh. Chính quyền Obama vẫn tiếp tục đề xuất những nỗ lực kích thích kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng việc làm, tuy nhiên, cho đến nay, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn tương đối cao. Thậm chí còn tệ hơn khi các nhà kinh tế đang dự đoán một đợt lắng xuống của thị trường nhà ở và những rắc rối phía trước của lĩnh vực ngân hàng.

Nền kinh tế Mỹ bắt đầu bằng cách dựa vào khu vực tư nhân để tăng trưởng việc làm thay vì sự hỗ trợ của chính phủ. Tỷ lệ thất nghiệp tại Canada là 8%, so với 9,7% tại Mỹ.

Hôm 23/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố kế hoạch duy trì lãi suất ngân hàng trong “một thời gian dài”. Trong khi đó, Ngân hàng Canada lại trở thành ngân hàng đầu tiên trong số các ngân hàng của nhóm các nước G7 tăng lãi suất chuẩn kể từ cuộc khủng hoảng, đảo ngược xu hướng trong vòng hai năm. Đầu tháng này, Ngân hàng Canada đặt mục tiêu tăng lãi suất qua đêm từ mức thấp kỷ lục 0,25% lên 0,5%.

Mặc dù tăng trưởng của Canada hiện tại đang mạnh mẽ, song chưa chắc quốc gia này đã duy trì tăng trưởng GDP được ở mức 6% trở lên trong các quý còn lại của năm nay và có thể nền kinh tế Canada sẽ rơi vào vòng xoáy lạm phát. Các nhà kinh tế dự báo, tăng trưởng GDP của Canada trong năm nay là 3,5%, khi tiêu dùng và doanh số bán nhà ở ổn định trong phạm vi thoải mái hơn.

Canada theo dự kiến sẽ dẫn đầu tăng trưởng kinh tế của nhóm G7 ít nhất trong hai năm tới. Chắc chắn Mỹ sẽ phải tìm hiểu tại sao nước láng giềng phương Bắc có thể trở thành ngôi sao kinh tế của nhóm các quốc gia phát triển G7, trong đó có Anh, Pháp và Nhật.

Có thể xét tới các yếu tố sau:

Thứ nhất, các ngân hàng Canada đã vượt qua những giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất của cuộc Đại Khủng hoảng mà không vướng vào các khoản nợ dưới chuẩn nhờ vào nguồn vốn dồi dào và chắc chắn.

Thứ hai, khi đồng đô la của Canada đã tăng giá tương đương với đồng đô la Mỹ và các nhu cầu từ Mỹ nhanh chóng quay trở lại, thay vì nhu cầu được bảo vệ, “các nhà sản xuất Canada buộc phải tìm khách hàng mới và thực hiện kinh doanh khác đi”, Chủ tịch Hiệp hội thương mại và công nghiệp lớn nhất Canada Jayson Myers cho biết. Các công ty của Canada tồn tại được sau cuộc suy thoái toàn cầu đang đầu tư vào các sản phẩm mới và tìm kiếm khách hàng mới tại Mexico, Trung Quốc và Ấn Độ.

Cuối cùng, kinh tế Canada đang “bật” lên khi Ottawa đã khá thành công trong lĩnh vực địa ốc trong vòng 15 năm qua, với thâm hụt liên bang hiện tại chỉ khoảng 3,5% GDP, so với 11,3% của Mỹ và 10,4% của Anh.

Trên thực tế, chính phủ Canada đã giành hơn 7 nghìn tỷ USD để kéo nền kinh tế Canada khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong bối cảnh các quốc gia khác như Hy Lạp, Tây Ban Nha đang nằm trong nguy cơ vỡ nợ.

TT Obama cho rằng, Mỹ nên giảm thâm hụt về sau này bởi ông lo ngại, việc thắt chặt chi tiêu sớm sẽ đẩy Mỹ vào cuộc suy thoái tiếp theo.

(vitinfo)

  • Làn sóng sụp đổ ngân hàng Mỹ chưa dừng lại
  • Cảnh tượng tràn dầu tại Mỹ
  • Quốc hội Mỹ thông qua dự thảo cải cách tài chính
  • TT Obama hối thúc các nước tiếp tục khôi phục kinh tế toàn cầu
  • Mỹ mở rộng khai thác thị trường hàng không Trung Quốc
  • Người Mỹ và dự án Sao Hỏa 500
  • BP thành lập quỹ 20 tỷ USD để bồi thường vụ tràn dầu
  • Khi nước Mỹ không còn là đất hứa