Trong chương trình nghiên cứu trở lại Mặt trăng trị giá hơn 120 tỷ USD, Cơ quan không gian vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tên lửa xuống miệng 1 núi lửa ở cực Nam của Mặt trăng và sau đó cho một thiết bị thăm dò lao vào đám bụi do tên lửa này tạo ra để tìm các dấu hiệu của nước đóng băng trên Mặt trăng.
Hãng CNN dẫn nguồn từ NASA cho biết, vụ va chạm này có sức công phá như một quả bom lớn có thể tạo ra hố sâu 3m và rộng 20m, đủ để làm tung lên đám mây bụi khoảng 250m3 trên bề mặt Mặt trăng…
![]() |
Một thiết bị thám hiểm Mặt trăng của NASA |
Thiết bị thăm dò sau khi lao vào đám bụi sẽ truyền các dữ liệu phân tích về Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA. Các nhà nghiên cứu của NASA cho rằng việc phát hiện được băng trên Mặt trăng cũng có ý nghĩa như phát hiện được mỏ vàng lớn vì băng sẽ cung cấp nước uống và không khí để thở cho các nhà du hành, cũng như nhiên liệu cho tên lửa tiếp tục hành trình lên sao Hỏa, giảm đáng kể chi phí của các chuyến du hành lên các hành tinh của hệ Mặt trời.
Hiện tại, NASA phải chi phí tới 50.000 USD để đưa vật nặng khoảng 0,454kg lên Mặt trăng. Các miệng núi lửa trên Mặt trăng sâu đến mức ánh sáng Mặt trời không tới được, vì vậy, đây có thể là nơi chứa băng từ thời cổ xưa mà nếu lấy được mẫu có thể hiểu thêm về cách thức hình thành hệ Mặt trời.
Các nhà khoa học của NASA cho biết họ cần vài tuần để đánh giá và phân tích các dữ liệu trước khi có thể kết luận về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu phát hiện trên Mặt trăng có nước thì đây sẽ là bước đột phá trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ, và đặt nền móng cho việc xây dựng các cơ sở cung cấp nước hoặc nhiên liệu trên hành tinh này phục vụ các chuyến thám hiểm vũ trụ trong tương lai.
(Theo P.A // SGGP online // Reuters, Space.com)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com