Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ nên “biết ơn” WikiLeaks

  • Paypal cắt đứt làm ăn với WikiLeaks

Tờ New York Times (Mỹ) vừa cho biết, WikiLeaks tiếp tục đối mặt với khó khăn sau khi PayPal, công ty dịch vụ trả tiền trên mạng có trụ sở tại Mỹ, thông báo “hạn chế vĩnh viễn” tài khoản của WikiLeaks.

Theo Paypal, WikiLeaks đã vi phạm chính sách của công ty là ngăn cấm việc khuyến khích, hô hào hay chỉ dẫn người khác tham gia hoạt động bất hợp pháp. Trước đó, 2 công ty cung cấp tên miền ở Mỹ là EveryDNS.net và Amazon.com đã cắt dịch vụ với WikiLeaks.

Trang WikiLeaks giờ đây được 2 công ty châu Âu cung cấp dịch vụ tên miền, nhưng các công ty trên đã bắt đầu gặp phải áp lực chính trị ngày càng tăng.

Người dân Mỹ biểu tình yêu cầu chính phủ tạo thêm công ăn việc làm.

Mặc dù WikiLeaks đang gặp phải nhiều khó khăn, một số ý kiến đã cho rằng những “quả bom” WikiLeaks tung ra đã để lại những giá trị nhất định. Một bài viết trên mạng tin Globe and Mail (Canada) cho rằng, việc WikiLeaks tiết lộ các tài liệu mật là một việc làm tốt đối với Mỹ, giúp Mỹ nhìn nhận và thay đổi chính sách ngoại giao cho phù hợp với thời điểm hiện nay.

Bài viết trên cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã thay đổi thế giới một cách sâu sắc. Tuy nhiên, chính sách ngoại giao của Mỹ không hề thay đổi đề phù hợp với sự biến động kinh tế vừa qua. Chính WikiLeaks đã giúp Washington nhận ra rằng, một chính sách ngoại giao mới để giải quyết vấn đề hậu khủng hoảng của thế giới mới là điều quan trọng nhất.

Theo bài viết trên, kinh tế phải là vấn đề trọng tâm trong chính sách ngoại giao mới của Mỹ. Các học giả lớn của Mỹ trong thời gian qua đều cho rằng, vị thế tài chính bị lung lay là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với thế giới. Mỹ cần phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại và xây dựng phương pháp tiếp cận mới cho các vấn đề về kinh tế của cả quốc gia và quốc tế.

Chính quyền Tổng thống Obama cần phải có một cách nghĩ mới về những mục tiêu chính sách đối ngoại, bởi an ninh quốc gia và các mối quan hệ quốc tế hiện nay - có vẻ phần lớn bị kinh tế chi phối.

Ở thế kỷ trước, Chiến tranh lạnh với vũ khí hạt nhân đã quyết định chính sách đối ngoại của Mỹ. Nhưng vào thời điểm hiện nay, làm thế nào để tổ chức nền kinh tế thế giới mới là mấu chốt quan trọng. Cuộc khủng hoảng năm 2008 khiến từ phố Wall, Bộ Ngoại giao Mỹ đến chính phủ nhiều nước trên thế giới phải chao đảo. Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha… vẫn phải vật lộn trong cơn nguy khốn, đứng bên bờ vực của phá sản.

Cuộc khủng hoảng tài chính đã cho thấy sức phá hủy mạnh mẽ, ghê gớm. Vì vậy, hàn gắn kinh tế toàn cầu phải là ưu tiên hàng đầu. Và chỉ với chính sách tập trung cải thiện nền kinh tế trong nước, Mỹ sẽ không thể trở thành đầu tàu của thế giới. Nếu không chịu đổi mới chính sách ngoại giao ngay từ bây giờ, thế kỷ 21 có thể sẽ chứng kiến sự mất ngôi của cường quốc số 1 thế giới.

( Theo V.Cao // Người lao động online )

  • Kinh tế Mỹ cuối năm đón nhiều tin tốt
  • Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống còn 8,2% trong năm 2012
  • 100 thành phố của Mỹ có nguy cơ phá sản
  • Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,6% trong quý 3
  • Brazil: Thị trường ô tô lớn thứ 4 thế giới
  • Chung quanh chiến lược của Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan
  • Mỹ hoãn phát hành tờ 100 USD mới do lỗi in ấn
  • AIG sắp dứt nợ Chính phủ Mỹ