Mỹ đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan” khi phải xem xét và quyết định xem các khoản đầu tư của Trung Quốc chỉ đơn thuần là chiến lược thương mại hay là mối đe dọa an ninh.
Huawei, một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới với 20.000 nhân viên, song không thể phá vỡ nổi thị trường của Mỹ. Tháng trước, Huawei gặp cản trở khi nỗ lực mua lại hai công ty của Mỹ, mặc dù Huawei đưa ra mức giá thầu cao nhất, song cuối cùng hai công ty nhận được quyền mua là Pace của Anh và Nokia của Phần Lan.
Đây không phải là lần đầu Huawei bị “đánh bật” khỏi Mỹ. Năm 2008, Huawei bỏ thầu để mua hãng sản xuất thiết bị máy tính 3Com của Mỹ, song tập đoàn này đã không đạt được mục tiêu do những lo ngại của Washington cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ thâm nhập vào công nghệ quân sự liên quan tới việc chống xâm nhập của Mỹ. Huawei được cựu sĩ quan Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Quốc Ren Zhengfei thành lập vào năm 1988. Tập đoàn này đã không thoát khỏi những nghi ngờ rằng, đây là mặt trận của quân đội Trung Quốc. Việc Huawei bị từ chối tại Mỹ gần đây đã khiến Bắc Kinh không mấy hài lòng. Tờ báo tiếng Anh Global Times của Trung Quốc đã cáo buộc phương Tây thành kiến với các công ty của Trung Quốc và nhìn thấy "bàn tay" của nhà nước trong mỗi giao dịch. “Mặc dù toàn cầu hóa được tăng cường, song các bức tường vô hình của thời chiến tranh lạnh vẫn còn hiển hiện để ngăn cách giữa phương Đông và phương Tây,” tờ báo viết.
Tờ Global Times cũng minh họa bằng một ví dụ. Trong những năm 1980, các công ty của Nhật thường xuyên bị cáo buộc thực hiện âm mưu với sự tham gia của nhà nước. Về phía Trung Quốc, năm 2005, Tập đoàn dầu khí Trung Quốc (CNOOC) đã bỏ thầu 18,5 tỷ USD để mua lại Tập đoàn dầu mỏ và khí đốt Unocal của Mỹ, tuy nhiên ý định này vấp phải mối nghi ngại của Mỹ cho rằng, Bắc Kinh đang sử dụng thế lực của nhà nước nhằm “thôn tính” các tài sản trên toàn cầu. Tương tự, năm ngoái, Tập đoàn kim loại Chinalco của Trung Quốc đầu tư 19,5 tỷ USD vào Tập đoàn mỏ Anh – Úc Rio Tinto. Điều này đã gây ra phản ứng chính trị tại Úc. Do vậy, thỏa thuận đã bị hủy bỏ.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ nhà đầu tư nào của Trung Quốc đều vấp phải sự phản đối của Mỹ. Các đây chưa lâu, tập đoàn sản xuất máy tính của Trung Quốc đã mua lại toàn bộ lĩnh vực sản xuất máy tính cá nhân của IBM. Tuy nhiên, tất cả những thỏa thuận này đều phải được Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ (Cfius) thông qua.
Các quan chức Mỹ không hề che giấu những lo lắng của mình. Tuần trước, Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Jon Huntsman công khai rằng, người Mỹ đang có xu hướng đề phòng các công ty nhà nước. Quan chức thương mại Mỹ tại Reagan Clyde Prestowitz lập luận rằng, Mỹ chưa đủ thận trọng trong cuộc chiến chống các chính sách trọng thương của Bắc Kinh khi đề cập tới các chính sách của Trung Quốc mà ông cho là chính sách công nghiệp quan liêu, mang nặng tính ưu đãi, cho vay của nhà nước hay mang tính hợp nhất chỉ đạo của nhà nước ngay cả tại nước ngoài.
Theo quan điểm của ông, Mỹ sắp lặp lại những sai lầm của nước Anh vào thế kỷ 19. Anh đã tin tưởng quá chắc chắn vào thị trường tự do, dẫn đến việc đánh mất lợi thế của mình vào tay các quốc gia khác như Mỹ và Đức. Nhật Bản và Đông Nam Á, trong đó có Đài Loan đang quay trở lại các chính sách công nghiệp tương tự như thời chiến tranh lạnh. Trung Quốc cũng vậy, song với quy mô lớn hơn nhiều. “Tôi không nói rằng Trung Quốc làm như vậy là sai lầm, mà tôi chỉ cho rằng, Mỹ không nên im lặng giống như những người Anh.”
Orville Schell, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ - Trung của Asia Society lại có nhận định khác. Ông lo ngại rằng, Mỹ đang có nguy cơ đánh mất các khoản đầu tư của Trung Quốc. Điều đó khiến Mỹ có thể sẽ bỏ lỡ các khoản vốn đầu tư khổng lồ hiện nay từ Trung Quốc. Ông cũng dẫn chứng một trường hợp mới đây, 50 nhà lập pháp Mỹ đã phản đối kế hoạch của Tập đoàn thép Anshan của Trung Quốc với khoản đầu tư 175 triệu vào ngành công nghiệp thép của Mỹ. Theo ông, Trung Quốc có nguồn trao đổi dự trữ nước ngoài khổng lồ và có nhu cầu đầu tư vào các tài sản thực. Ông cho rằng, những lo ngại của Mỹ là chính đáng, song Mỹ không nên tách mình khỏi dòng vốn dồi dào của Trung Quốc.
(vitinfo)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com