Tỷ giá giữa đồng bạc xanh với đồng Yên Nhật đang là mối quan ngại của chính phủ Nhật Bản |
Trong bối cảnh phục hồi kinh tế yếu kém, nguy cơ suy thoái vẫn tồn tại, cuộc họp thường niên của tổ chức IMF và ngân hàng Thế giới đang diễn ra được kỳ vọng sẽ đưa ra các giải pháp phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển vẫn còn đang đắn đo lợi và hại.
Mỹ: “kích cầu” vẫn là biện pháp chủ đạo
Gần đây, từ “lối ra” để miêu tả các vấn đề nóng của kinh tế Mỹ được thay bằng từ “kích cầu” và “nới lỏng định lượng”.
Bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết, khả năng phục hồi kinh tế Mỹ không đủ, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao; bởi vậy thách thức lớn nhất của nền kinh tế hiện nay vẫn nằm ở việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chuyên gia phân tích cho rằng, chính phủ Mỹ phải đạt được mục tiêu này, cần phải tạo ra môi trường chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ.
Tại hội nghị thường niên lần này, các quan chức và chuyên gia kinh tế đến từ các nước đều cho rằng, đối với các nền kinh tế phát triển, cuộc khủng hoảng vẫn chưa đến hồi kết. Theo chủ tịch tổ chức IMF Dominique Strauss-Kahn, thách thức ngắn hạn đối với một số nền kinh tế lớn tiên tiến là thực hiện thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng, sự phục hồi thực sự về vấn đề việc làm, vì vậy cần thiết tiếp tục chính sách kích thích tài chính. Đến nay, đa số dự án kích thích kinh tế lần đầu trị giá 787 tỷ USD mà chính phủ Obama đưa ra hồi tháng 2/2009 đều đã chi tiêu hết. Chuyên gia thống kê, tổng vốn đầu tư của dự án kích thích kinh tế mới của Mỹ kể từ năm nay đã vượt qua con số 200 tỷ USD.
Nhật Bản: “bất đắc dĩ” chặn xu hướng tăng tỷ giá đồng Yên Nhật
Từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10, chính phủ Nhật và ngân hàng Trung ương Nhật đã phải liên tiếp áp dụng các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ tích cực, đưa ra một loạt các biện pháp ngăn chặn suy thoái kinh tế. Từ mùng 10/9 đến mùng 8/10, chính phủ Mỹ lần lượt đưa ra các đối sách kinh tế với tổng giá trị lên đến gần 6.000 tỷ yên Nhật. Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 15/9, trong khi thị trường ngoại hối chủ yếu trong và ngoài nước đã rót khoản vốn lớn can thiệp vào thị trường, chính phủ Nhật Bản tiếp tục ngăn chặn xu hướng tăng tỷ giá của đồng yên.
Ngân hàng trung ương Nhật trong cuộc họp khẩn cấp ngày 30/8 đã quyết định sẽ tăng quy mô rót vốn vào thị trường công khai kiểu mới từ 20.000 tỷ yên lên tới 30.000 tỷ yên. Ngày 5/10, Nhật Bản lại tuyên bố thực hiện chính sách lãi suất 0%, đồng thời lập ra quỹ đảm bảo chung trị giá 35.000 tỷ yên, nhằm mua vào các tài sản tài chính như trái phiếu chính phủ, trái phiếu các công ty..., tạo ra môi trường tài chính nới lỏng hơn, phối hợp với chính phủ ngăn chặn tăng tỷ giá đồng yên, thoát khỏi tình trạng giảm phát, kích thích phục hồi kinh tế.
Tuy nhiên, từ tình hình hiện nay, các biện pháp mà chính phủ Nhật và Ngân hàng trung ương Nhật vẫn chưa đạt được hiệu quả như dự kiến. Tình hình tài chính Nhật ngày càng xấu đi, nợ của chính phủ cao. Nếu môi trường kinh tế bên ngoài đặc biệt là kinh tế châu Âu-Mỹ chưa có cải thiện lớn, việc tăng tỷ giá đồng yên sẽ còn tiếp diễn lâu dài, giải quyết vấn đề giảm phát sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Chính phủ và Ngân hàng Nhật sẽ còn phải tiếp tục áp dụng các chính sách tài chính tiền tệ tích cực.
(Theo Phùng Thủy // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com