Lượng phát hành bình quân ngày của tất cả các tờ báo tại Mỹ đã liên tục giảm từ năm 1987 tới nay, giữa lúc các tờ báo phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm thu hút sự chú ý của độc giả và khách hàng quảng cáo - Ảnh: Getty Images.
Tổng lượng phát hành báo giấy tại Mỹ đã sụt xuống mức thấp nhất trong vòng 7 thập kỷ trở lại đây. Trong thời kỳ từ tháng 5-9/2009, các tờ báo giấy của nước này đã mất 10% số độc giả mua báo so với cùng kỳ năm ngoái.
Tờ Washington Post cho biết, số liệu thống kê mới nhất về phát hành do Cục Kiểm toán phát hành (ABC) công bố ngày 26/10 đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về ngành báo in tại Mỹ. Thống kê này được đưa ra giữa lúc các tờ báo in ở Mỹ đang chịu sức ép lớn từ doanh số quảng cáo suy giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
Theo ABC, hiện tại, từ thứ Hai tới thứ Bảy hàng tuần, mỗi ngày bình quân có khoảng 30,4 triệu người Mỹ trả tiền mua báo, so với mức 40 triệu người vào các ngày Chủ nhật. Thống kê này được thực hiện dựa trên 379 tờ báo in lớn nhất của Mỹ.
Trong khi đó, theo thống kê của Hiệp hội Báo in Mỹ, vào năm 1940, có 41,1 triệu người Mỹ trả tiền mua báo hàng ngày.
Lượng phát hành bình quân ngày của tất cả các tờ báo tại Mỹ đã liên tục giảm từ năm 1987 tới nay, giữa lúc các tờ báo phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm thu hút sự chú ý của độc giả và khách hàng quảng cáo.
Các tờ báo có trang web vẫn gặt hái được thành công, tuy nhiên chỉ trên phương diện số lượng độc giả chứ không phải về vấn đề lợi nhuận. So với quảng cáo trên báo giấy, quảng cáo trên báo in có mức giá cao gấp nhiều lần.
Theo hãng nghiên cứu Nielsen, trong tháng 9 vừa qua, tờ New York Times trên Internet là tờ báo mạng có lượng độc giả lớn nhất, với bình quân 21,5 triệu độc giả mỗi tháng, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tuần trước, công ty Times Co., chủ sở hữu của tờ New York Times, cho biết, doanh thu quảng cáo quý 3 của họ đã giảm 27%.
Lượng độc giả của tờ Washington Post trên Internet trong tháng 9 đã giảm 29% so với cùng kỳ năm trước (thời điểm trước khi diễn ra bầu cử tổng thống tại Mỹ), còn 9,2 triệu người. Trong 6 tháng đầu năm nay, Washington Post đã thua lỗ 143 triệu USD.
Theo các chuyên gia, có nhiều lý do dẫn tới sự suy giảm doanh số phát hành của các tờ báo in tại Mỹ. Nhiều công ty phát hành đã ngừng việc giao báo tới những khu vực xa xôi nhằm tiết kiệm tiền xăng và chi phí sản xuất. Ngoài ra, các công ty phát hành cũng tăng giá bán báo, khiến người đọc ngần ngại hơn với chuyện mở hầu bao.
Bên cạnh đó, sự phổ biến của báo mạng là một lý do rất quan trọng khiến báo in không còn giữ được lượng độc giả lớn như trước.
Ông Alan D. Mutter, một cựu nhà báo đang làm quản lý trong lĩnh vực truyền hình cáp tại Mỹ, đã thực hiện một thống kê đối với toàn bộ 1.400 tờ báo in tại nước này và chỉ ra rằng, hiện chỉ có 13% dân số Mỹ (tương đương 39 triệu người) đặt mua báo hàng ngày, so với tỷ lệ 31% vào năm 1940.
Trên thực tế, những tờ báo ở Mỹ có lượng phát hành tăng lại là những tờ báo có quy mô nhỏ nhất. Đây là những tờ báo tập trung toàn bộ nguồn lực có hạn của mình vào những thông tin mang tính địa phương cao mà các tờ báo lớn không để ý tới. Ngoài ra, các tờ báo nhỏ này cũng có lợi thế tại thị trường quảng cáo địa phương.
Thống kê cho thấy, trong thời kỳ từ tháng 5-9/2009, tờ York Daily Record ở bang Pennsylvania là tờ báo có lượng phát hành tăng mạnh nhất, với mức tăng gần 17% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 55.370 bản mỗi ngày. Trong số 10 tờ báo có lượng phát hành tăng mạnh nhất, chỉ có hai tờ là Wall Street Journal và Las Vegas Review-Journal có lượng phát hành trên 100.000 bản mỗi ngày.
Sự sụt giảm lượng phát hành xảy ra mạnh mẽ nhất tại chính các tờ báo lớn nhất. Trong thời gian từ tháng 5-9/2009, tờ USA Today - tờ báo phụ thuộc nhiều vào các ngành du lịch và khách sạn đang chịu tác động tiêu cực của suy thoái - mất 17% lượng phát hành so với cùng kỳ năm trước, khiến tờ báo này bị tờ Wall Street Journal chiếm mất ngôi vị tờ báo ngày có lượng phát hành lớn nhất tại Mỹ.
So với cùng kỳ năm ngoái, lượng phát hành của Wall Street Journal đã tăng gần 1%, đạt mức 2 triệu bản mỗi ngày, so với mức 1,9 triệu bản mỗi ngày của USD Today.
Trong số những tờ báo in lớn nhất tại Mỹ, tờ New York Times mất 7% lượng phát hành hàng ngày, tờ Los Angeles mất 11%, tờ Washington mất 6%... Mức sụt giảm phát hành vào hàng mạnh nhất thuộc về tờ San Francisco Chronicle với mức giảm 26%, các tờ Dallas Morning News và Newark Star-Ledger cùng mất 22%.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc về cúm A/H1N1, trong bối cảnh nước Mỹ đang lao đao với hàng triệu trường hợp nhiễm bệnh và trên 1.000 trường hợp tử vong do virus cúm chết người này.
Thâm hụt thương mại của Mỹ có thể đã nới rộng trong tháng Chín, phản ánh nhu cầu tiêu thụ dầu và xe hơi nước ngoài đang tăng do nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trở lại.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), sau 2 ngày họp đã bỏ phiếu đồng thuận tiếp tục duy trì lãi suất qua đêm ở mức 0 – 0,25% mặc dù sự phục hồi của nền kinh tế đã tốt hơn.
Mùa đông đã đến sớm ở một số bang phía tây nước Mỹ với màn mưa tuyết dày đặc, gây ra nhiều vấn đề về giao thông, trường học phải đóng cửa và hàng trăm chuyến bay bị hoãn lại.
Ngày 23/10, Nhà chức trách Mỹ đã đóng cửa thêm một số ngân hàng nâng số ngân hàng Mỹ đội nón ra đi vượt qua con số 100 trong năm nay. Đây là mức cao nhất trong 20 năm trở lại đây.
Tập đoàn Năng lượng Tái sinh (REG) và Công ty năng lượng gió Cielo Wind Power LP của Mỹ vừa ký thỏa thuận với Tập đoàn Điện lực Thẩm Dương của Trung Quốc về đầu tư 1,5 tỷ USD phát triển một trang trại gió công suất 600 MW tại bang Texas.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.