Thật thú vị, trong khi người Mỹ có xu hướng phóng đại quá mức sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc tự hạ thấp mình.
Trong một cuộc khảo sát, 47% người dân Mỹ cho rằng Trung Quốc đứng số 1 về kinh tế, chỉ có 31% nghĩ rằng Mỹ vẫn còn ở vị trí dẫn đầu.
Trong thực tế, nền kinh tế Mỹ lớn gấp 3 lần nền kinh tế Trung Quốc về mặt danh nghĩa, và GDP bình quân đầu người của Mỹ gấp 10 lần của Trung Quốc. Nhưng trong nhận thức của người dân Mỹ về Trung Quốc, những con số đó dường như không quan trọng.
Chẳng ai thắc mắc về việc Trung Quốc dẫn đầu danh sách các quốc gia được coi là "mối nguy hiểm lớn nhất" của Mỹ, đứng trên cả Triều Tiên và Iran.
Trước cuộc họp của Tổng thống Barack Obama và chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào đầu tuần tới, một trong những con số đáng quan tâm nhất đó là tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã leo lên gần 10%. Đối với Trung Quốc, con số này chỉ khoảng 4%.
Mỹ đang lo lắng về vấn đề việc làm và Trung Quốc bị coi như là thủ phạm chính. Trung Quốc đã sử dụng chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu, dìm giá đồng NDT và sử dụng một số phương pháp không công bằng khác. 53% người dân được hỏi cho rằng Mỹ nên cứng rắn hơn với Trung Quốc về các vấn đề kinh tế và thương mại.
Mỹ thường nói họ cần có một sự cạnh tranh lành mạnh trên toàn cầu để tiếp tục phát triển. Trong những thập niên sau Thế chiến II, Mỹ đối mặt với sự cạnh tranh của Liên Xô cũ. Sau đó, Nhật Bản được coi là mối de dọa trong những năm 1980. Bây giờ đến lượt Trung Quốc.
Với chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào, chính quyền của ông Obama có phải có một chút thận trọng. Tổng thống Obama phải đạt được một số kết quả cụ thể từ cuộc họp, đặc biệt về vấn đề tiền tệ, để thỏa mãn mong đợi của người Mỹ.
Trong khi đó, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng phải tham dự một cuộc họp cử tri trong nước, được coi là một mối đe dọa lớn cho Mỹ bởi ở những cuộc họp như thế thường không có sự nhượng bộ.
Và cho dù đồng NDT có tăng giá mạnh hơn, và Trung Quốc có đưa ra những quy định đầu tư tự do hơn, thì cũng sẽ không phải là một phép màu kỳ diệu có thể làm giảm bớt tình trạng thất nghiệp tồi tệ ở Mỹ.
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nói: "Ngay cả khi chúng ta cố gắng kêu gọi cải cách hơn nữa ở Trung Quốc, cần phải hiểu rằng sức mạnh của chúng ta không chỉ sẽ phụ thuộc vào lựa chọn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, mà còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính chúng ta, trên đất nước của mình”.
Thật thú vị, trong khi người Mỹ có xu hướng phóng đại quá mức sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc tự hạ thấp mình. Một cuộc thăm dò gần đây của Global Times, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho thấy chỉ có 12% người được hỏi tin rằng Trung Quốc đã trở thành một siêu cường quốc.
(Dvt)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com