Trong khi chờ đợi ngày được giải cứu, 33 thợ mỏ gặp nạn ở vùng mỏ San Jose, Chile lo lắng cho một tương lai u ám. 207 đồng nghiệp của họ ở Công ty San Esteban đang mất việc nhưng không được trả tiền trợ cấp
7 giờ 55 phút, sương giăng lạnh lẽo. Javier Avarca, một trong 207 thợ mỏ thất nghiệp từ ngày lò đồng bị sụp hầm nhốt 33 đồng nghiệp ở độ sâu 700 m, lủi thủi tới “Trại hy vọng”.
Là một người thợ có 10 năm nghề, Avarca đến chỗ sụp hầm không phải để đi ca 12 giờ khai thác đồng và vàng như trước kia mà để hỗ trợ cuộc giải cứu các đồng nghiệp và trông ngóng thông tin về trợ cấp thất nghiệp.
Cho tới nay, ông chưa nhận được đồng nào về tiền trợ cấp này và cũng không có ai bảo đảm nó sẽ được trả. Kể cả tiền thưởng lễ ngày Quốc khánh Chile cũng chỉ là lời hứa bay theo gió.
Các thợ mỏ thay nhau nói chuyện với người thân. Ảnh: Reuters
Nợ như chúa chổm
Kể từ ngày xảy ra tai họa (5-8-2010), chủ lò là Công ty Khai thác mỏ San Esteban đã đình chỉ hoạt động các hầm lò ở San Jose, chờ phán quyết của tòa án xem có phải tuyên bố phá sản hay không vì mất khả năng thanh toán nợ.
Theo AFP, tổng nợ của công ty hiện lên đến 10,4 triệu USD. Trong số 300 chủ nợ của San Esteban có cả Công ty Mỏ quốc gia và sở thuế.
Tài khoản ngân hàng của công ty đã bị tòa án Santiago niêm phong hôm 24-9 để 10 chủ nợ lớn nhất thẩm định giá trị tài sản của công ty.
Thời gian phân tích và định giá tài sản công ty là 30 ngày, theo thẩm phán Rocio Perez của tòa án Santiago. Sau đó, các chủ nợ sẽ nhận được bản báo cáo thẩm định và trên cơ sở đó, quyết định cho phép công ty tiếp tục hoạt động hay yêu cầu tòa án tuyên bố công ty phá sản.
San Esteban đã trả lương tháng 8 và 50% lương tháng 9 cho 240 cán bộ, công nhân viên của công ty, kể cả 33 thợ mỏ gặp nạn. Đó là đợt trả lương cuối cùng. Công ty không hứa sẽ tiếp tục trả lương cho các thợ mỏ bị nạn vì lý do nêu trên.
Evelyn Olmos, chủ tịch nghiệp đoàn thợ mỏ trong công ty, cũng đã xác nhận rằng Công ty San Esteban không còn tiền để trả lương, thậm chí không thể tham gia cứu hộ thợ mỏ.
Tiền cứu hộ tạm thời do chính quyền chi trả, công ty sẽ bồi hoàn lại nhưng viễn ảnh này xem ra thật mong manh.
Alejandro Pino, người phát ngôn của Hội Chăm sóc và Cứu hộ thợ mỏ gặp nạn,
đang tiếp tế lương thực cho thợ mỏ gặp nạn. Ảnh: AP
Hy vọng được trả lương
Olmos đã chính thức yêu cầu chính phủ hỗ trợ lương cho 33 thợ mỏ mắc nạn, giúp gia đình họ bớt khó khăn do mất trụ cột gia đình.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Mỏ Laurence Golborne đã trả lời thẳng thừng rằng chính quyền không thể làm việc đó vì trái luật lao động. Chính phủ không thể chịu trách nhiệm thay cho Công ty San Esteban. Vấn đề nêu ra chỉ có thế giải quyết ở tòa án. Hơn nữa, việc chính phủ hỗ trợ lương sẽ tạo một tiền lệ xấu vì lực lượng lao động mất việc sẽ tới tấp yêu cầu chính phủ giúp đỡ họ.
Thông tin trên không chỉ làm các thợ mỏ gặp nạn âu lo mà hơn 200 đồng nghiệp của họ cũng mất ăn, mất ngủ.
Avarca than thở trên đài truyền hình Mỹ CNN: “Chúng tôi cũng bị “sập hầm”. Mỗi đêm, chúng tôi lên giường quay quắt với ý nghĩ ngày mai lấy gì để sống đây. Mất việc nhưng chúng tôi không thể đi nơi khác làm vì như thế công ty sẽ có cớ để quỵt tiền trợ cấp thôi việc”.
An ủi duy nhất cho các thợ mỏ gặp nạn là Hội Cứu hộ và Chăm sóc thợ mỏ gặp nạn được chính phủ bảo trợ hứa sẽ trả lương cho họ từ nay đến ngày giải cứu.
Alejandro Pino, người phát ngôn của hội, cho biết Luật Lao động bảo đảm rằng những thợ mỏ gặp nạn sẽ được trả lương trong thời gian chờ đợi thoát hiểm.
Thủ tục nhận lương, theo đài CNN, đã được thực hiện hồi tuần rồi. Tất cả 33 thợ mỏ đã ký giấy ủy quyền nhận lương cho thân nhân và gửi lên mặt đất. Giấy ủy quyền cũng đã trao cho thân nhân của họ.
Thất nghiệp
Công ty San Estaban có nguy cơ phá sản, tình cảnh của hơn 200 cán bộ, công nhân viên của công ty rất khó khăn. Mario Salazar, thợ hàn mỏ, bức xúc: “Chúng tôi chỉ muốn công ty trả tiền trợ cấp thôi việc sau bao nhiêu năm làm cho công ty. Sau khi nhận được tiền, chúng tôi sẽ tự tìm việc làm”.
Ngày 22-9, một nhóm thợ mỏ, trong đó có Javier Avarca, đã quay trở lại Công ty San Esteban biểu tình phản đối công ty quỵt tiền trợ cấp khiến cho họ tiến thoái lưỡng nan.
Ở lại, tiếp tục chờ đợi thì biết bao giờ mới được trả tiền trợ cấp. Nếu bỏ ngang, đi chỗ khác làm thì mất trắng. Ngay cả 50% tiền lương còn lại của tháng 9 cũng không biết có nhận được hay không vì các tài khoản ngân hàng của công ty đã bị phong tỏa. Số phận của 33 người đang bị mắc kẹt dưới hầm lò gần 2 tháng nay cũng vậy.
Kể cả trong trường hợp họ muốn tìm việc ở nơi khác cũng không dễ. Tuần rồi, chính phủ có tổ chức hội chợ việc làm ở San Jose dành riêng cho 33 thợ mỏ gặp nạn và 207 cán bộ, công nhân viên của Công ty San Esteban đang thất nghiệp. 20 công ty đang hoạt động ở Chile tuyên bố họ có 1.000 việc làm cho đối tượng này.
Các thợ mỏ gặp nạn được hứa sẽ không bố trí đi đào lò, còn những người khác sẽ được bảo đảm về vấn đề an toàn lao động vì họ là những công ty làm ăn đàng hoàng hơn San Esteban.
Tuy nhiên, theo dư luận báo chí địa phương, các thợ mỏ không có vẻ gì là háo hức bởi vì mức lương chỗ làm mới đưa ra thấp hơn mức lương hiện tại. Hơn nữa, họ phải trải qua những kỳ thi kiểm tra khá khó khăn.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Bế mạc tại thủ đô Mexico City của Mexico, ngày 10/10, các đại biểu 17 nước Mỹ Latinh tham gia hội nghị về người nhập cư đã tuyên bố chung đề ra một loạt biện pháp nhằm bảo vệ đối tượng dân cư này trước những hành động bạo lực của các băng nhóm tội phạm có tổ chức.
Hãng bảo hiểm 'Security guard security ' (Vệ sỹ đảm bảo an ninh) ở bang Bắc Carolina, Mỹ đã đem lại hy vọng cho những người muốn ly hôn với dịch vụ bảo hiểm mới có tên là 'marriage lock' (khóa hôn nhân).
Trong cuốn sách mới xuất bản có nhan đề 'Cyber War: The Next Threat to National Security and What to Do About it', Cố vấn Nhà Trắng về an ninh mạng Richard Clarke khẳng định cuộc chiến tranh toàn cầu trên mạng đã mở màn.
Trước khi có báo cáo ngày hôm nay của Bộ thương mại, các nhà kinh tế nhận định thâm hụt thương mại Mỹ có thể nới rộng trong tháng 8 do nhập khẩu đang bình ổn trở lại sau khi có mức sụt giảm mạnh nhất trong vòng hơn 1 năm, đây là dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang phải chiến đấu để giành lại đà hồi phục.
Trong khi các nhân viên cứu nạn chuẩn bị đưa 33 thợ mỏ lên mặt đất, những người phụ nữ là vợ và bạn gái của họ cũng chuẩn bị cho cuộc gặp mặt đầu tiên sau 69 ngày cách xa
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.