Bất chấp sức ép từ các nghị sĩ Quốc hội sau một loạt các vụ tên lửa tầm trung và tầm ngắn và diễn tập quân sự trên biển Hoàng Hải... Tổng thống Mỹ Barắc Ôbama vừa tuyên bố không đặt CHDCND Triều Tiên vào danh sách những quốc gia mà Oasinhtơn cho là bảo trợ khủng bố.
Người dân Hàn Quốc theo dõi Tổng thống Barắc Ôbama thông báo tuyên bố qua truyền hình.
Quyết định trên được đưa ra trong một bức thư gửi các nhà lãnh đạo Quốc hội cùng với bản báo cáo mật về tình hình Triều Tiên trong suốt thời gian từ tháng 6-2008 đến tháng 11-2009. Trong đó người đứng đầu nước Mỹ nhấn mạnh: "Không đủ các yếu tố theo luật định để đưa CHDCND Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố".
Quyết định của Tổng thống Barắc Ôbama được đưa ra trong bối cảnh tiến trình đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên lâm vào bế tắc và quan hệ hai miền Triều Tiên - hai đối tác chính trong tiến trình đàm phán đầy thách thức này - vừa trải qua một cuộc khẩu chiến hết sức căng thẳng sau khi CHDCND Triều Tiên "thử pháo" ở vùng nước tranh chấp trên biển. Vì thế, bước đi của Tổng thống Mỹ được xem không chỉ là tiếp tục chiến lược ngoại giao hướng tới và giành lại ảnh hưởng ở châu Á của người tiền nhiệm G.Busơ, mà còn là nước cờ "sang sông" như một cuộc "phá vây" nhằm tránh đổ vỡ trong tiến trình đàm phán sáu bên; đồng thời giành thế chủ động trong cuộc giải giáp vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ loại CHDCND Triều Tiên ra khỏi danh sách trên. Chính quyền tiền nhiệm dưới thời Tổng thống G.Busơ (ngày 11-10-2008) cũng đã có hành động tương tự sau khi Bình Nhưỡng chấp thuận để các thanh sát viên của Liên hợp quốc tiếp cận các cơ sở hạt nhân của nước này theo yêu cầu của Mỹ. Tổng thống G.Busơ khi đó hy vọng hành động như vậy có thể tháo gỡ thế bế tắc trong tiến trình đàm phán sáu bên. Song sự thể đã không diễn ra như mong muốn khi Triều Tiên rời bàn đàm phán từ tháng 4-2009 và tiến hành thử thiết bị hạt nhân thứ 2 vào tháng sau đó. Vì thế, ngay từ khi nhậm chức (tháng 1-2009), Tổng thống Ôbama đã đặt quyết tâm thuyết phục Bình Nhưỡng sớm trở lại bàn đàm phán và quyết định trên là một trong những bước đi nhằm thực hiện quyết tâm ấy.
Song bối cảnh hiện nay đã khác so với năm 2008. Quyết định của Tổng thống Ôbama được đưa ra khi quan hệ giữa Mỹ với một số đối tác và đồng minh ở khu vực Đông Bắc Á đang nổi lên những bất đồng mới. Đó là, kể từ khi lên nhậm chức, Thủ tướng Nhật Bản Hatôyama đã hướng chính sách ngoại giao của Nhật Bản theo lộ trình "bình đẳng hơn với Mỹ", đặt quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật vào tình thế không còn "mặn nồng" như trước. Cùng với đó, việc Nhật Bản liên tục đòi di chuyển căn cứ quân sự Phưtênma của Mỹ ở đảo Ôkinaoa (Nhật Bản) cũng đang phủ bóng đen lên mối quan hệ đồng minh gần gũi này.
Trong khi đó, quan hệ Trung - Mỹ đã bất ngờ căng thẳng sau khi Nhà Trắng "gật đầu" với hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỷ USD; đồng thời nguy cơ bùng nổ cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ sau khi Tổng thống Barắc Ôbama (ngày 3-2) tuyên bố sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc liên quan đến các quy định thương mại và tiền tệ để bảo đảm hàng hóa Mỹ không mất lợi thế cạnh tranh... Động thái này của Mỹ được nhìn nhận sẽ không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ Mỹ - Trung mà còn làm phức tạp thêm nỗ lực của Oasinhtơn khi tìm kiếm sự đồng thuận của Trung Quốc trên hồ sơ hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và Iran.
Cho dù tuyên bố trên của Tổng thống Ôbama chưa thể tạo ngay một sự đột phá mới, song nó cho thấy Oasinhtơn đã phát đi tín hiệu lạc quan. Như một cử chỉ tương thích, CHDCND Triều Tiên (ngày 5-2) đã thả nhà truyền giáo người Mỹ Rôbớt Pác bị bắt giữ từ tháng 12 năm ngoái vì bị cáo buộc xâm nhập trái phép lãnh thổ Triều Tiên.
Cùng với hành động từ Oasinhtơn, quan hệ hai miền Triều Tiên vừa có dấu hiệu tích cực khi Chính phủ hai nước nhất trí tổ chức cuộc đàm phán cấp chuyên viên vào ngày mai (8-2) để nối lại các tua du lịch giữa hai miền. Dư luận đang hy vọng những tín hiệu lạc quan trong quan hệ Mỹ - CHDCND Triều Tiên cũng như quan hệ liên Triều sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đi đúng hướng.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Tổng thống Obama đã từ chối xác nhận vào ngày thứ tư vừa qua rằng những chính sách đối nội của mình chung quy là vì một chính phủ mang tính xã hội chủ nghĩa. Nói chuyện với một nhóm những nhà lãnh đạo các tập đoàn, ông Obama đã bảo vệ chính sách chi tiêu, thuế và những đề xuất về luật pháp như một phản ứng tự nhiên trước cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính lịch sử vừa qua.
Trong bản báo cáo “Employee Outlook” (Triển vọng lao động) mới công bố, Viện Nhân sự và Phát triển của Anh (CIPD) cho biết sự thỏa mãn về việc làm của người lao động ở nước này đã giảm xuống mức thấp chưa từng có. Hơn 60% dân cư cho biết thật là khó khăn hoặc là rất khó khăn để tìm được một việc làm mới.
Nhật báo Phố Wall vừa cho biết Mỹ và Nga đã đạt được “một thỏa thuận trên nguyên tắc” nhằm cắt giảm các kho vũ khí hạt nhân của hai bên. Đây là hiệp ước đầu tiên về vấn đề này trong gần hai thập kỷ qua.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 1-2 đã đệ trình lên Quốc hội dự thảo ngân sách cho tài khóa 2011 (bắt đầu từ ngày 1-10 tới) trị giá 3.834 tỷ USD nhằm cân bằng hai mục tiêu lớn là “bơm” tiền để hồi phục kinh tế và hạn chế mức thâm hụt ngân sách cao kỷ lục.
Việc quân đội Mỹ chiến đấu với những nhóm khủng bố và kẻ thù bằng vũ khí laser, vốn chỉ được nhìn thấy trong cá bộ phim khoa học viễn tưởng như Chiến binh vũ trụ và Star Trek, sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian trong thực tế.
Các thống đốc Mỹ tham dự hội nghị của Hiệp hội Thống đốc Quốc gia (NGA) ở Washington hôm 20-2 với nỗi lo về vấn đề việc làm và ngân sách của bang mình ngay cả khi chính phủ liên bang thông báo về những dấu hiệu kinh tế đang hồi phục
Sau thông điệp liên bang đầu tiên trên cương vị tổng thống, chủ nhân Nhà Trắng Barack Obama ngày 28-1 lại có bài phát biểu cụ thể hóa chương trình hành động của mình tại thành phố Tampa, bang Florida, nơi mà đa số người dân đã bỏ phiếu ủng hộ ông trong cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 2008. Trong số một loạt những vấn đề trọng tâm hàng đầu năm 2010 mà ông đã đề cập qua bài diễn văn trước quốc hội lưỡng viện ngày 27-1, lần này Tổng thống Obama xác định “tạo việc làm phải là ưu tiên số một trong năm 2010”
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.