Mới đây, giáo sư kinh tế của trường Đại học Boston – ông Laurence Kotlikoff đã có một bài viết cho rằng: Nước Mỹ đã phá sản mà thị trường không hay biết. Trên thực tế, từ năm 2006, ông Kotlikoff đã đưa ra nghi vấn “Nước Mỹ có phá sản không?” trong tài liệu đệ trình lên chi nhánh của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED tại St Louis.
Trước cuộc khủng hoảng tài chính lần này, vấn đề thâm hụt tài chính Mỹ đã bị các chuyện gia cho rằng là không thể tiếp tục. Bội chi ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lãi với quy mô lớn của Mỹ cũng như thặng dư các tài khoản vãng lãi tương ứng của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản và Trung Quốc bị coi là sự mất cân bằng lớn nhất của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trạng thái mất cân bằng này lại kéo dài trong nhiều năm, trong thời gian này, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục phồn vinh, cho đến khi khủng hoảng tín dụng thứ cấp bùng nổ và phát triển thành khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu.
Trước khủng hoảng tài chính, vẫn có hai quan điểm nhận định liệu Mỹ có phá sản hay không: Một là dè bỉu trước nhận định Mỹ phá sản và quan điểm còn lại là tin rằng nguy cơ phá sản sẽ đến rất sớm.
Trong bài viết “Nước Mỹ có phá sản không?” ở năm 2006, ông Kotlikoff kết luận rằng, bất kỳ nước nào cũng có thể phá sản, Mỹ cũng không ngoại lệ. Đầu tư nước ngoài chỉ giúp trì hoãn thời gian phá sản tới chậm hơn mà thôi, chỉ khi Mỹ cải cách nội địa, mới có thể thật sự bảo đảm phá sản sẽ không xảy ra. Ông kiến nghị, áp dụng 3 biện pháp lớn để cắt giảm thâm hụt ngân sách, tránh nguy cơ phá sản; Nâng thuế tiêu dùng, thiết lập hệ thống bảo hiểm xã hội cá nhân hóa và một hệ thống bảo hiểm y tế được phổ cập rộng rãi.
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính đến bất ngờ như vậy có thể khiến Mỹ bỏ lỡ thời cơ điều chỉnh tốt nhất. Trong bài viết “Mỹ đã phá sản mà thị trường không hay biết”, ông Kotlikoff cho rằng: Trên thực tế, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho rằng, Mỹ đã phá sản.
Theo IMF: “Dưới tỷ lệ khấu hao nhất định, sự thiếu hụt ngân sách liên quan tới chính sách tài chính liên bang hiện nay tương đối lớn. Việc lấp đầy khoảng trống tài chính cần phải mất nhiều tháng mới có thể điều chỉnh chính sách, mức điều chỉnh mỗi năm tương ứng với 14% GDP của Mỹ.
14% có ý nghĩa gì? Tỷ lệ thu nhập của chính phủ liên bang Mỹ hiện nay so với GDP bằng 14,9%. Theo quan điểm của IMF, để lấp đầy khoảng trống tài chính Mỹ, nếu chỉ điều chỉnh thu nhập tài chính, thì cần phải lập tức tăng gấp đôi thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế liên bang hiện nay và luật đóng góp bảo hiểm liên bang.
Tất cả các thuế đều tăng gấp đôi, điều này quá khó, như vậy có thể cân nhắc đến việc tiết kiệm chi tiêu. Tuy nhiên, ông Kotlikoff chỉ ra rằng, dưới thể chế hiện nay, tiết kiệm chi tiêu cũng khó làm được. Số người ra đời trong thời đại “thế hệ bùng nổ dân số” là 78 triệu người, những người này sau khi về hưu sẽ được hưởng phúc lợi bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cao hơn GDP bình quân đầu người. Nếu tính theo tiền tệ hiện nay, chi phí bình quân hàng năm cho các quyền lợi này là 4000 tỷ USD. Đúng như vậy, mặc dù 20 năm sau, quy mô kinh tế ắt sẽ xuất hiện tăng trưởng, nhưng cũng không đủ để chúng ta mỗi ngày cõng nợ nặng như vậy”.
Theo suy đoán của ông Kotlikoff, toàn bộ thâm hụt tài chính Mỹ là 202000 tỷ USD, cao hơn 15 lần so với con số nợ mà chính phủ công bố. Nguyên nhân khác biệt to lớn giữa suy đoán của ông với số liệu chính phủ là do, Quốc hội Mỹ vẫn đang dè dặt dán mác “phi chính thức” lên phần lớn số nợ của nước này.
Tuy nhiên, cho dù là dán mác gì, cái gì phải trả luôn phải trả. Nếu Mỹ tiếp tục thi hành chính sách hiện nay, ông Kotlikoff dự đoán trong tương lai sẽ xuất hiện viễn cảnh thế này: Khả năng thứ nhất là quỹ phúc lợi hưu trí thời đại “thế hệ bùng nổ dân số” sẽ bị cắt giảm mạnh, khả năng thứ hai là nhóm thanh niên trẻ do tăng mạnh thuế nên mất đi việc làm và lao động dự trữ, khả năng thứ ba lại là chính phủ sẽ ra sức in tiền để chi tiêu. Khả năng lớn nhất đó là tích hợp cả ba khả năng trên. Hậu quả mà cuối cùng nó gây ra là, dân số nghèo đói, thuế suất, lãi suất và chỉ số giá tiêu dùng đều tăng vọt.
Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ Đại Suy thoái tới nay, Mỹ đứng trước tình trạng khó khăn tài chính tồi tệ chưa từng có. Nhưng, phương án giải quyết có lẽ không thay đổi. Theo ông Kolikoff: “điều duy nhất hiện nay mà Mỹ có thể làm và cần phải làm chính là dứt khoát cải cách triệt để cơ chế thu thuế, y tế, hưu trí và tài chính”. Việc này không khác mấy so với đề xuất chính sách mà ông đưa ra hồi 4 năm về trước.
(Vitinfo)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com