Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển ngành chế tạo chưa hẳn là lối ra cho nền kinh tế Mỹ

Cách đây không lâu, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng biện hộ về sự cứu hộ của chính phủ dành cho ngành công nghiệp ô tô tại nhà máy của hãng xe General Motors (GM) ở bang Michigan rằng, hành động cứu hộ này đã cứu rỗi “linh hồn” của ngành chế tạo Mỹ.

Ngành công nghiệp ô tô đã trở thành một “biểu tượng cho thực lực kinh tế của chúng ta (Mỹ)”. Những lời lẽ của TT Obama là biểu hiện mới nhất của việc các nhà quản lý ngành chế tạo và các chính trị gia đang dấn thân vào một phong trào mới – sùng bái ngành chế tạo.

Do đó, CEO Jeffrey Immelt, người có kinh nghiệm lâu năm của tập đoàn điện tử General Electric – một doanh nghiệp chế tạo chủ yếu của Mỹ hồi tháng 7 kiến nghị, Mỹ nên hoạch định một mục tiêu quốc gia mới: Bảo đảm tỷ lệ việc làm của ngành chế tạo chiếm trong các cơ hội việc làm không thấp hơn 20%, tức bằng khoảng 2 lần mức hiện nay. Các nghị sỹ của Đảng Dân chủ gần đây đã khởi động một chương trình nghị sự “Made in America”, đã thông qua một dự luật thúc đẩy ngành chế tạo và đã thành lập một ủy ban phụ trách xúc tiến ngành chế tạo.

Kiểu kích thích sùng bái mới này đối với ngành chế tạo mỹ là do khủng hoảng tài chính trực tiếp gây nên. Cuộc khủng hoảng lần này bắt nguồn từ phố Wall, rất nhiều người vì thế mà nhận định rằng, ngành dịch vụ tài chính đang gây hại cho xã hội hoặc đang phát triển quá mức, do đó cần phải tăng cường hạn chế. Còn ngược lại, suy luận có vẻ logic đó là, ngành chế tạo có lợi cho xã hội, nên mở rộng quy mô.

Tuy nhiên, cho dù ngành tài chính thực sự cần phải hạn chế thêm, nhưng cũng không thể đưa ra kết luận ngành chế tạo cần phải phát triển. Trong vấn đề làm thế nào để đo được giá trị ngành dịch vụ tài chính, vẫn đang tồn tại một tranh cãi hợp lý. Cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Paul Volcker có một câu danh ngôn thế này: “Phát minh tài chính duy nhất có lợi cho xã hội chính là máy rút tiền tự động. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, một số phát minh tài chính có thể gây ảnh hưởng tiêu cực to lớn, chẳng hạn như công cụ chứng khoán phái sinh (CDS) còn được gọi là Hợp đồng hoán đổi.

Khi hoạch định chính sách, chính phủ cần phải cân nhắc một điều rằng rằng: Tại Mỹ, các bang cạnh tranh thu hút các doanh nghiệp chế tạo bằng cách cung cấp thời hạn miễn thuế, miễn phí đất đai và các trợ cấp khác. Ngoài New York, hầu như không có bang nào giành được nhiều tập đoàn tài chính - bang New York là trung tâm tài chính hơn nữa hy vọng các đối thủ cạnh tranh tiềm năng như bang New Jersey giữ được cương vị này. Nhưng những sự hỗ trợ to lớn dành cho các hãng chế tạo rất ít khi tính toán đến chi phí xã hội chẳng hạn như sự giúp đỡ dành cho hãng xe GM và Chrysler mà TT Obama đã nói, bất chấp mấy năm gần đây, Chrysler đã hai lần phải nhờ tới sự cứu trợ. Nếu tính cả chi phí này, đem so sánh  với tổng chi phí xã hội, thì tình hình hoàn toàn khác nhau, ngành tài chính cũng giúp đỡ hỗ trợ khá nhiều cho ngành chế tạo.

Một vài luận điệu sai lầm mang tính bổ sung đã che đậy luận chứng có sự thiếu sót về ngành chế tạo. Ông Richard McCormack của Manufacturing & Technology News đã từng viết rằng: “Không có nền tảng công nghiệp, chi tiêu tiêu dùng có tăng cũng không thể đem lại việc làm cho Mỹ”. Nhưng tại sao những cơ quan sản xuất thiên vị ngành chế tạo lại quan trong đối với việc tạo cơ hội việc làm như vậy. Bởi vì tăng thêm nhu cầu đối với dịch vụ phi thương mại cũng có vai trò quan trọng cho nền kinh tế Mỹ.

(vitinfo)

  • Nghề môi giới hôn nhân hái ra tiền ở Mỹ
  • Người Mỹ không muốn tiêu tiền
  • Kinh tế Mỹ sẽ tái suy thoái hay đì đẹt như Nhật Bản?
  • Mỹ “thành kiến” với đầu tư của Trung Quốc?
  • Hồi kết của thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico
  • Quý II/2010: GDP của Mỹ thấp hơn dự báo
  • Trái Đất nóng lên sẽ làm người Mexico di cư tới Mỹ
  • Mỹ có thể tái suy thoái vì… thị trường nhà đất