Tổng thống Mỹ nói "Chúng tôi tới đây để ở lại" khi bắt đầu chuyến công du Đông Á, nhưng Trung Quốc đang đặt ra những thách thức với vai trò của Mỹ ở vị trí siêu cường.
Ông chủ Nhà Trắng Barack Obama đang mang trên mình sứ mệnh quan trọng, được trông ngóng bấy lâu nay là tái thiết lập vị thế lãnh đạo của Mỹ ở Thái Bình Dương nhưng nhiệm vụ ấy đang gặp "hòn đá tảng" là việc mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở mọi nơi mọi lúc.
Ông Obama đã chủ trì diễn đàn có sự tham gia của lãnh đạo 21 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii hồi cuối tuần. Nhưng một trong số các quốc gia ấy, Trung Quốc, đã chiếm giữ "thị phần" quá lớn trong sự chú ý của Tổng thống Mỹ cũng như đội ngũ trợ lý. Điều đó nhấn mạnh các thách thức Mỹ phải đối mặt ở Thái Bình Dương.
Một trong những mục tiêu cốt lõi của ông Obama là đưa ra lời tuyên bố rằng, Mỹ sẽ đóng vai đối trọng với ảnh hưởng quân sự, ngoại giao và kinh tế đang trỗi dậy của Trung Quốc. "Chuyến đi này nói rất nhiều về một tín hiệu rõ ràng rằng, Mỹ sẽ hiện diện một cách đầy đủ trong tương lai kinh tế, an ninh và chính trị của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và nó diễn ra trong bối cảnh của một Trung Quốc đang lên", Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng nói trong một cuộc phỏng vấn.
Theo giới phân tích, Tổng thống Mỹ đã đưa ra thông điệp trung tâm vào hôm thứ Bảy: "Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi tới đây để ở lại". Trong cuộc họp báo tối Chủ nhật, ông Obama nói: "Chúng tôi hoan nghênh sự gia tăng hoà bình của Trung Quốc. Vai trò của họ giờ đây khác biệt so với 20 hoặc 30 năm trước, và nếu họ phá luật, đó không phải là vấn đề. Gìơ đây, họ đã lớn mạnh".
Nhưng Trung Quốc đã chứng tỏ là một trở ngại liên tiếp. Về thương mại, ông Obama đã liên tục gây áp lực để Trung Quốc nhất trí nâng giá đồng bản tệ, nhưng cũng chỉ đủ để Bắc Kinh tuyên bố đang thực hiện. Về an ninh quốc gia, Trung Quốc đang không ngừng mở rộng tuyên bố chủ quyền của mình trong khu vực, khiến các đối tác và đồng minh của Mỹ lo ngại cho dù phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc nhưng lại lo lắng về chuyện nước này có thể mở rộng ảnh hưởng bằng các cách mạnh mẽ hơn.
Kết quả là, các nước láng giềng Trung Quốc đã rất mong muốn Mỹ can dự sâu hơn vào khu vực. "Các quốc gia trong khu vực rất muốn chúng tôi ở lại đây", ông Rhodes nói.
Những căn thẳng đã được hiển thị rõ trong tuần này, khi Tổng thống Mỹ Obama công du Australia và tiếp theo là Indonesia.
Ảnh minh họa: AP |
Trên mặt trận kinh tế, ông Obama đã tuyên bố các tiến triển đạt được hồi cuối tuần về thoả thuận tự do thương mại khu vực, gọi là Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, nhưng không có Bắc Kinh ít nhất trong tương lai gần. Hôm Chủ nhật, ông Obama đã hoan nghênh các tin tức rằng, Canada và Mexico có kế hoạch hướng tới gia nhập các cuộc đàm phán, khiến Mỹ có thêm động lực dẫn dắt các cuộc hội đàm thương mại.
Trung Quốc sẽ buộc phải nâng cao sức cạnh tranh giữa các công ty tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... vốn là những điều kiện khá khó khăn với nước này. Sự mở rộng thương mại có thể khích lệ Trung Quốc hướng tới các thị trường cởi mở hơn và cuối cùng gia nhập hiệp định, nhưng rõ ràng là, Mỹ và nhiều láng giềng của Trung Quốc sẽ tiến về phía trước mà không có Bắc Kinh.
Trong khi đó, Trung Quốc đã đã giảm thực thi dù chỉ là những nỗ lực khiêm tốn nhất, ví dụ như một động thái tại diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương như áp thuế với hàng hoá và dịch vụ môi trường. Mỹ hy vọng đặt ra mục tiêu giới hạn thuế 5% vào năm tới cho những "hàng hoá xanh" kiểu như tuabin gió hay tấm pin mặt trời. Nhưng Trung Quốc và các nước đang phát triển khác thì lưỡng lự, và ngày có hiệu lực lùi lại tới 2015.
Cuối tuần này, tại Australia, ông Obama sẽ tuyên bố một sự mở rộng sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực. Theo đó, Mỹ sẽ thiết lập hiện diện quân sự thường trực để trấn an Australia và các đồng minh khu vực khác khi họ đang quan ngại về Trung Quốc. Mỹ muốn khẳng định rằng, ảnh hưởng quân sự của họ vẫn gia tăng không hề sụt giảm dù phải đối mặt với áp lực ngân sách trong nước. Và ngày cuối tuần tại Indonesia, ông Obama sẽ phản ứng với tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, điều mà Mỹ và các đồng minh trong khu vực coi là mối đe doạ về phương diện kinh tế và quân sự.
Tổng thống Mỹ sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, nơi vấn đề an ninh hàng hải trở thành tâm điểm. Sự tụ họp của các nước trong khu vực ban đầu không có Mỹ và ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên sẽ tham dự hội nghị này. Đây là dấu hiệu khác cho thấy các nỗ lực của Washington để gia tăng sự can dự của Mỹ.
Các quan chức Mỹ đã dành nhiều tuần chuẩn bị cho chuyến công du của tổng thống và cho sự "tái định hướng" của Washington với châu Á sau một thập niên sao lãng bởi tập trung vào Iraq và Afghanistan. Cả Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đều đã công du tới khu vực này trong nỗ lực khẳng định sự hiện diện ngày càng gia tăng của Mỹ.
Trong các bình luận công khai tại Hawaii, ông Obama nói, có thể là "cuộc cạnh tranh thân thiện và xây dựng" giữa hai cường quốc, bên cạnh hàng loạt lĩnh vực mà "chúng ta có thể hợp tác". Ông co biết, Mỹ nên "củng cố cho sự phát triển của Trung Quốc" vì sự lớn mạnh của một tầng lớp trung lưu người Trung Quốc sẽ khiến hàng triệu người thoát nghèo, đồng thời tạo ra "một thị trường khổng lồ cho các doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu Mỹ".
Cùng lúc đó, ông thẳng thừng cảnh báo rằng, Trung Quốc "cần chơi đúng luật". Trong cả cuộc họp công khai hay riêng tư, ông đều phàn nàn về vấn đề tiền tệ Trung Quốc, khiến cho hàng hoá Mỹ trở nên đắt đỏ hơn ở Trung Quốc còn hàng hoá Trung Quốc lại rẻ hơn trên thị trường Mỹ.
Theo một quan chức cấp cao Washington, trong cuộc gặp riêng với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, ông Obama đề cập "khá trực tiếp" các lo lắng của Mỹ về nhiều vấn đề như tiền tệ, yêu cầu thúc đẩy nhu cầu nội địa Trung Quốc và các quyền sở hữu trí tuệ. Ông Hồ Cẩm Đào và đội ngũ của mình không trực tiếp trả lời, nhưng đội ngũ của ông Obama thì nói rằng, rõ ràng là "họ đã lắng nghe".
Ông Obama lập luận với ông Hồ Cẩm Đào rằng, doanh nghiệp Mỹ ngày càng trở nên "thiếu kiên nhẫn và thất vọng với tình hình thay đổi chính sách kinh tế của Trung Quốc", Michael Froman, phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách kinh tế quốc tế của Mỹ nói. Ông cho rằng, Chủ tịch Trung Quốc "đã nghe thông điệp và hiểu được mối liên quan của nó", có nghĩa là doanh nghiệp Mỹ có thể rút khỏi hoặc giảm bớt sự đầu tư tại Trung Quốc.
Nói chung, quan chức Nhà Trắng tin rằng, họ đang thắng trong ván cờ chiến lược lớn hơn với Trung Quốc. Có một chú ý là, hướng tới cuộc họp G20 tại Pháp trong tháng này, nhiều người hướng về Trung Quốc trong vai trò giải cứu châu Âu. Nhưng cuối cùng, Trung Quốc đã đóng vai trò nhỏ, và Mỹ là trung tâm trong việc tìm kiếm một giải pháp.
Patrick Cronin, giám đốc cao cấp của chương trình châu Á Thái Bình Dương tại Trung tâm New American Security cho rằng, thành công của Mỹ trong việc đối trọng với Trung Quốc sẽ phụ thuộc một phần vào phản ứng của Bắc Kinh. Nếu Trung Quốc "chơi" một cách điềm tĩnh và được xem là lực lượng tích cực trong khu vực, thì ảnh hưởng của họ sẽ phát triển. Nhưng nếu Bắc Kinh cảm thấy bị đe doạ và phản ứng mạnh mẽ thì các nước khác có thể bị "hút" về phía Mỹ.
--------------------------------------------
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com