Sắp tới, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) sẽ phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt hơn của Quốc hội Mỹ sau một loạt chỉ trích về việc cơ quan này đã không bảo vệ người tiêu dùng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tín dụng, hãng Reuters đưa tin hôm 22/6.
Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã thống nhất lập cơ quan giám sát FED, xuất phát từ ý tưởng thành lập một cơ quan quyền lực độc lập trước đó.
Quyết định của Hạ viện Mỹ trong vấn đề này mang tới giải pháp cho những tranh chấp tài chính kéo dài và thúc đẩy hoàn thành cải cách luật của Phố Wall. Một ủy ban của nghị viện Mỹ được dự kiến triệu tập hôm 22/6 để hoàn chỉnh dự thảo luật.
Quốc hội Mỹ sẽ có một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng quy chế tài chính lớn nhất kể từ năm 1930. Việc ban hành luật sẽ mang lại cho Tổng thống Mỹ Barack Obama và đảng Dân chủ chiến thắng lớn về chính sách, bổ sung vào cải cách y tế - sẽ được đưa vào cuộc tổng tuyển cử tháng 11 tới.
Theo thỏa thuận mới nhất, cơ quan giám sát tiêu dùng sẽ được thành lập, tuy nhiên, cơ quan này sẽ độc lập trên nhiều khía cạnh, với quyền hạn cả về mặt pháp lý và thực thi.
Cơ quan giám sát này sẽ củng cố các nhiệm vụ liên quan tới người tiêu dùng Mỹ, giám sát thế chấp, thẻ tín dụng và các sản phẩm tiêu dùng khác mà các nhà phê bình cho rằng kém được giám sát trong những năm gần đây.
Theo Hạ viện Mỹ, các khoản vay payday, tiền mặt và các khoản vay vốn tư nhân cũng sẽ thuộc quyền kiểm soát của cơ quan giám sát mới này. Ngoài ra, các đại lý xe ô tô và hiệu cầm đồ cũng không được loại khỏi danh sách bị giám sát.
Quyết định của Quốc hội Mỹ sẽ cho phép FED trong một số trường hợp có thể điều chỉnh mức thu lệ phí trên thẻ dùng làm chi phí phòng chống gian lận.
Các nhà lập pháp Mỹ đang cố gắng hạn chế rủi ro từ việc kinh doanh độc quyền của các ngân hàng không liên quan tới khách hàng.
Theo các nhà phân tích, những cải cách được đề xuất khiến cho phần lớn các tổ chức như Goldman Sachs, Morgan Stanley, JPMorgan Chase, Bank of America và Citigroup gặp khó khăn trong việc thu lợi nhuận.
Mục đích của những cuộc cải cách tài chính tại Mỹ là ngăn chặn sự lặp lại của cuộc khủng hoảng tín dụng 2007 – 2009 – cuộc khủng hoảng đã khiến nền kinh tế Mỹ bị suy thoái sâu và tạo ra làn sóng đề xuất cải cách trên toàn thế giới.
Thắt chặt giám sát tài chính là chủ đề quan trọng tại Hội nghị Nhóm các nền kinh tế G-20 sẽ được tổ chức tại Canada trong tuần tới.
Tuần trước, Ủy ban Quốc hội Mỹ đã thống nhất mở rộng kiểm toán của FED. Các nhà lập pháp cũng đã đạt được toàn bộ hoặc một phần thỏa thuận về các biện pháp dành cho các cơ quan định giá tín dụng, vốn sở hữu tư nhân, các quỹ phòng hộ và nâng cao chất lượng vốn ngân hàng.
(vitinfo)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com