Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sao Mỹ không thể xử lý vấn đề ngân sách và trần nợ?

Những thời hạn chót sẽ làm tăng mâu thuẫn và giảm khả năng sáng tạo, xử lý thông tin và chất lượng thỏa thuận. Điều mà Washington cần làm là tách riêng hạn mức nợ ra khỏi các cuộc tranh luận về chi tiêu, tăng hạn mức nợ cho đến 31/12.

Thống đốc Mitch Daniels, Cựu lãnh đạo Thượng viện Tom Daschle, Giáo sư ĐH Harvard John P. Kotter, Cựu nghị sỹ Slade Gorton, Giáo sư ĐH Wharton Stuart Diamond và nhà bình luận của Washington Post Steven Pearlstein đã phân tích những thất bại trong vai trò lãnh đạo của Washington khiến giới chức nước này không thể giải quyết các vấn đề ngân sách và trần nợ.

Lãnh đạo không có niềm tin vào quần chúng

Thống đốc Mitch Daniels: Các lãnh đạo không có niềm tin vào quần chúng Mỹ

Đối với tất cả những bất đồng căn bản, các đảng phái này đều có sự bi quan tiềm ẩn và nguy hiểm về người Mỹ nói chung: một sự đánh giá thấp khả năng đưa ra các quyết định cá nhân và tập thể đúng đắn. Dường như không có bên nào nhận ra quan điểm của họ đã hạ thấp giá trị của người dân như thế nào, cũng như không nhận ra những ngụ ý liên quan đến sự sống còn của nền dân chủ của chúng ta nếu những đánh giá tiêu cực của họ chính xác.

Cựu lãnh đạo thượng viện Tom Daschle: Một trong những lý do là sự thất bại của nghệ thuật thuyết phục.
Dwight Eisenhower đã từng miêu tả việc lãnh đạo giống như nghệ thuật thuyết phục người khác tự nguyện thực hiện những điều bạn muốn.

Dwight Eisenhower chắc hẳn đang nói về Quốc hội. Trong những năm qua, dường như ngày càng khó đạt được các đàm phán về chính sách trong các kỳ họp quốc hội và đặc biệt đối với lớp chính trị gia mới vào nghề. Điều này còn đúng hơn đối với các đàm phán trước đây và hiện tại về ngân sách liên bang và bi kịch tăng giới hạn nợ quốc gia trong năm nay.

Từ thâm hụt ngân sách đến hạn mức trần nợ, giới chức Washington đang phải vật lộn với một số vấn đề kinh tế lớn nhất mà quốc gia này đang phải đối mặt. (Ảnh: Washington Post)

Thất bại do tự mãn

Giáo sư ĐH Harvard John P. Kotter: Đó là căn bệnh tự mãn của Washington

Nguyên nhân thông thường của tính tự mãn là thành công trong quá khứ. Bạn có thể nghĩ rằng : "Không một lãnh đạo có lý trí nào ở Washington lại cho rằng những sự kiện trong ba năm qua là một thành công lớn", nhưng đó không phải là cách thể hiện của sự tự mãn. Trong 250 năm qua, Washington được xem là nơi thành công nhất trên thế giới.

Đó là trung tâm quyền lực của một quốc gia xây dựng được nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, phát triển thành siêu cường quân sự duy nhất, đi đầu trong việc thúc đẩy nền tư bản dân chủ, nuôi dưỡng nền văn hóa đổi mới và sản sinh ra nhiều cá nhân đoạt giả Nobel nhất trên thế gới. Và những thành tựu này, được xây dựng vững chắc trong nền văn hóa của Washington, đã khiến người ta tự mãn, ngay cả khi đã thức tỉnh trước những thất bại hiện tại.

Giáo sư ĐH Wharton Stuart Diamond: Giới lãnh đao đã mắc các sai lầm đàm phán căn bản

Những thời hạn chót sẽ làm tăng mâu thuẫn và giảm khả năng sáng tạo, xử lý thông tin và chất lượng thỏa thuận. Điều mà Washington cần làm là tách riêng hạn mức nợ ra khỏi các cuộc tranh luận về chi tiêu

, tăng hạn mức nợ cho đến 31/12.

 

Việc này sẽ giúp mang lại thời gian để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và bình tĩnh hơn.
Một sai lầm trong đàm phán làm trầm trọng hơn vấn đề công nợ là cuộc tranh luận chứa quá nhiều những câu cửa miệng thể hiện cảm xúc. Những người sống thiên về tình cảm thường không có khả năng lắng nghe, và do vậy họ không phải là những người có thể thuyết phục.

Họ chú trọng ít hơn với các mục tiêu trong khi chú trọng nhiều hơn tới sự trừng phạt. Nếu lực lượng đặc nhiệm của Phó tổng thống Biden không thể giữ bình tĩnh thì cần chuyển trách nhiệm đàm phán cho các bên đàm phán trung lập có ít cá nhân nóng tính hơn, nhưng họ cũng cần có một quá trình hiệu quả hơn.

Thiếu sự lãnh đạo của tổng thống

Cựu nghị sỹ Slade Gorton: Nguyên nhân là do thiếu sự lãnh đạo của tổng thống

Tổng thống là phát ngôn viên cuối cùng và duy nhất cho toàn bộ chính quyền. Những điều tổng thống phát ngôn sẽ có hiệu lực thi hành, có thể vừa được thể được hiện rõ ràng vừa được thể hiện ngầm. Nhưng quốc hội lại không có sức mạnh như vậy. Phát ngôn viên Boehner (và thượng nghị sỹ Reid cũng như McConnell) có thể chỉ thuyết phục được các thành viên trong ban lãnh đạo tuân theo một nhiệm vụ vô cùng phức tạp do những cam kết với các cử tri để trở thành thành viên trong ban lãnh đạo.

Do vậy, mức độ cần thiết lãnh đạo không kết thúc mà bắt đầu với tổng thống Barack Obama. Chỉ khi tổng thống sẵn sàng thông báo rằng ông hiểu sâu sắc các vấn đề, và các vấn này đề đòi hỏi phải thay đổi hướng đi mà trước đây ông đã không liệu trước thì ông mới có thể nghiêm túc yêu cầu các lãnh đạo đảng Cộng Hòa làm những việc tương tự, để chung tay và cùng ông vượt qua những gian khổ hiện tại.

Nhà bình luận của Washington Post, Steven Pearlstein: Vấn đề là ở chứng nghiện chính sách "bên miệng hố chiến tranh"

Vấn đề là thế hệ lãnh đạo hiện nay đã mắc chứng nghiện chính sách "bên miệng hố chiến tranh". Nếu mục đích duy nhất là phía bạn phải "chiến thắng" và cách tốt nhất để chiến thắng là đe dọa làm nổ tung nền kinh tế toàn cầu nếu bạn không đạt được mục tiêu, thì chắc chắn bạn sẽ không bay tới cuộc họp kín Camp David với lời hứa không trở về cho đến khi đạt được thỏa thuận.

Việc bạn làm là cầm cự lâu nhất có thể, sau đó tuyên bố các vòng đàm phán đã rơi vào bế tắc, bạn sẽ không tiếp tục đàm phán nữa và bỏ đi. Trong chính sách "bên miệng hố chiến tranh này", ý đồ là thể hiện bạn vô trách nhiệm hơn những kẻ khác, và đó chính là mức độ thoái hóa của đội ngũ lãnh đạo của Mỹ hiện nay.
------------------------
Tác giả: Lơ Nguyễn (Theo Washington Post)//Theo VEF