Số nhà trên thực tế đã bị ngân hàng tịch biên tại Mỹ trong năm 2009 là 918.0000 căn, tăng 6,5% so với năm 2008 và cao chưa từng có từ trước tới nay - Ảnh: AP.
Số hộ gia đình Mỹ nhận được thông báo liên quan tới tịch biên nhà vì không trả được nợ vay thế chấp trong năm 2009 đã phá vỡ mọi kỷ lục trước đó.
Những nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm giúp các con nợ địa ốc giữ lấy ngôi nhà thế chấp đã không thể phát huy tác dụng như mong muốn trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp leo thang và tiền lương sa sút.
Theo thống kê mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường nhà đất uy tín RealtyTrac của Mỹ, có tới 2,8 triệu căn nhà bị đem thế chấp để vay tiền ngân hàng ở nước này nhận được thông báo tịch biên trong năm ngoái. Con số kỷ lục này đã tăng 21% so với năm 2008 và tăng 120% so với năm 2007.
Theo RealtyTrac, số thông báo tịch biên được các ngân hàng tại Mỹ gửi đi trong năm qua đã có thể cao hơn nhiều con số trên nếu như không có các chương trình cứu trợ của Chính phủ. Tổng thống Barack Obama đã chi nhiều tỷ USD để các ngân hàng điều chỉnh nợ cho con nợ vay thế chấp nhà.
Tuy nhiên, do nhiều khoản vay đã được điều chỉnh mà khách vay vẫn không trả được nợ, do đó, RealtyTrac dự báo, số thông báo tịch biên có thể sẽ lập kỷ lục mới là 3 triệu trong năm 2010. Nhiều nhà phê bình cho rằng, các nhà chức trách Mỹ vẫn chưa hành động đủ mạnh để hỗ trợ những người có nguy cơ mất nhà.
Thống kê cho thấy, cứ 45 hộ gia đình Mỹ thì có một hộ nhận được ít nhất một thông báo liên quan tới vấn đề tịch biên nhà trong năm 2009, cao gấp 4 lần so với năm 2006. Các thông báo này bao gồm thông báo vỡ nợ, nhà bị đem bán đấu giá, hoặc bị ngân hàng tịch biên.
Thông thường, sau khi con nợ bị mất việc 3-6 tháng thì cũng là lúc họ nhận được thông báo tịch biên nhà. Do đó, giới chuyên gia dự báo, số vụ tịch biên nhà liên quan đến thất nghiệp tại Mỹ năm nay sẽ còn tăng cao hơn năm ngoái. Hiện tỷ lệ thất nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất thế giới là 10%, những người có việc làm thì chịu sự cắt giảm lương thưởng, khiến việc trả nợ vay ngân hàng trở nên khó khăn hơn.
Số nhà trên thực tế đã bị ngân hàng tịch biên tại Mỹ trong năm 2009 là 918.0000 căn, tăng 6,5% so với năm 2008 và cao chưa từng có từ trước tới nay. Tốc độ bán ra của các ngân hàng đối với những căn nhà đã bị tịch biên này được xem là yếu tố quan trọng tác động tới quá trình dò đáy còn chưa kết thúc của giá nhà tại Mỹ.
Theo RealtyTrac, các ngân hàng tại Mỹ còn nửa triệu căn nhà đã tịch biên chưa rao bán, 1 triệu căn khác trong diện tịch biên và 5,5 triệu khoản vay thế chấp nhà trễ hạn. Như vậy, có khả năng sẽ có thêm 7 triệu căn nhà được bán ra thị trường trong thời gian tới, khiến thị trường nhà đất tại Mỹ khó phục hồi.
Nevada là bang có tỷ lệ tịch biên nhà cao nhất ở Mỹ trong năm 2009, với 10% số hộ gia đình vay tiền nhận được ít nhất một thông báo từ ngân hàng. Đây đã là năm thứ ba liên tục Nevada đứng ở vị trí đáng buồn này. Vị trí tiếp theo trong “top” 10 thuộc về các bang Arizona, Florida, California, Utah, Idaho, Georgia, Michigan, Illinois và Colorado.
Riêng bốn bang California, Florida, Arizona và Illinois chiếm hơn một nửa số thông báo về việc tịch biên tại Mỹ trong năm 2009.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa đề xuất một kế hoạch trong đó buộc các ngân hàng lớn phải nộp khoản thuế có thể lên tới 117 tỷ USD coi như tiền phí cho những khoản cứu trợ trong thời gian khủng hoảng.
Tình hình bán đảo Triều Tiên trong những ngày đầu năm mới 2010 đã hé ra tia sáng hy vọng khi hai miền Bắc – Nam truyền đi những thông điệp lạc quan
Trong khi hai mặt trận chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan vẫn còn dang dở thì Washington lại âm thầm mở mặt trận thứ ba chống Al-Qaeda ở Yemen. Cũng giống như hai mặt trận kia, mặt trận Yemen không hứa hẹn một chiến thắng dễ dàng cho Tổng thống Obama
Thông tin sau đây có thể sẽ gây sốc với không ít người: trong 9 năm qua, số nhân viên quân sự Mỹ tự vẫn còn cao hơn cả số binh lính hy sinh khi đang tác chiến tại Iraq và Afghanistan.
Ngày 14.1, tổng thống Mỹ đưa ra một điều luật mới về thuế đối với 50 định chế tài chính lớn nhất nước Mỹ qua quy định về “phí trách nhiệm khủng hoảng tài chính”.
Haiti, quốc gia thuộc vùng Caribbean vừa trải qua trận động đất kinh hoàng ngày 12/1, đang chìm trong đổ nát, hỗn loạn và cần tới sự giúp đỡ khẩn cấp của cộng đồng quốc tế.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối cùng vẫn không yên tâm về các cơ quan tài chính “quá lớn mà không thể sụp đổ”. Hôm qua (21/1), TT Obama đã đề nghị một biện pháp mới dành cho các giám sát viên, yêu cầu hạn chế quy mô các tổ chức tài chính lớn nhất và ngăn chặn các hành vi đầu cơ mạo hiểm của họ.
Tại hội nghị có chủ đề “triển vọng kinh tế thế giới” do công ty DJI tổ chức, nhiều nhà phân tích kinh tế có nhận định lạc quan về xu hướng chuyển biến tích cực của nền kinh tế thế giới năm nay.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.