Ngày 7/5, quân đội Venezuela đã nắm quyền kiểm soát 20 nhà máy và xưởng đóng tàu cùng các tài sản khác của một số công ty cung ứng dịch vụ dầu khí trong vịnh kín Maracaibo, mở đầu quá trình quốc hữu hóa các dịch vụ dầu khí then chốt ở nước này.
Tổng thống Hugo Chávez tuyên bố từ ngày 8/5, các cơ sở được quốc hữu hóa cùng hàng nghìn nhân công đang làm việc trong các cơ sở này sẽ được chuyển giao cho tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA quản lý.
Như vậy, PDVSA sẽ nắm giữ 300 tàu, hàng chục bến cảng và các phương tiện vận chuyển khác ở Maracaibo, cùng khoảng 8.000 công nhân. Trong số các công ty có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định này có cả các công ty Halliburton, Schlumberger , Wiliams Companies, Baker Hughes và BJ Services (đều của Mỹ).
Động thái trên diễn ra ngay sau khi Quốc hội Venezuela ngày 7/5 thông qua luật cho phép Chính phủ quốc hữu hóa một nhóm các công ty cung cấp dịch vụ bơm ép khí và nước (trong khai thác dầu) và vận tải biển, cùng những doanh nghiệp khác liên quan tới các dịch vụ này đang hoạt động tại Maracaibo - vùng khai thác dầu thô chủ yếu của Venezuela.
Luật này cũng cho phép Nhà nước trang trải các khoản đền bù bằng trái phiếu, chứ không phải bằng tiền mặt, và áp dụng các biện pháp phòng tránh việc các công ty trên cắt giảm những hợp đồng đang có.
Phản ứng trước quyết định trên, một số ý kiến chỉ trích tỏ ra nghi ngờ hiệu quả quản lý của PDVSA, cho rằng quyết định đó nhằm giúp PDVSA giải quyết các khoản nợ đã bị trì hoãn nhiều lần (lên tới 8 tỷ USD trong năm ngoái).
Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Venezuela Rafael Ramiréz khẳng định một ngành quan trọng như dầu khí phải nằm dưới quyền quản lý của Nhà nước. Nhiều công ty vận tải biển tại Maracaibo đã phải hứng chịu các cuộc đình công của người lao động từ nhiều tháng nay do tình trạng chậm trả lương. Ông Ramiréz cho biết danh sách công ty bị quốc hữu hóa sẽ được công bố khi luật này được chính thức thông báo./.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trên cơ sở chiến lược tiến công toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 5 kịch bản sử dụng các phương tiện phi hạt nhân, trong đó có các loại khí tài vũ trụ hoàn toàn mới như máy bay vũ trụ không người lái X-37B.
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Các nhà làm luật của quốc gia Trung Mỹ Nicaragua ngày 13/6 đã trao một hợp đồng thời hạn 50 năm cho một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Trung Quốc để thiết kế, xây dựng và quản lý một con kênh đào khổng lồ.
Cảnh sát Venezuela vừa thực hiện cuộc tấn công vào một “hang ổ” đầu cơ giấy toilet ở nước này. Venezuela đang ở trong một cuộc khủng hoảng thiếu giấy vệ sinh bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề của Chính phủ.
Ít nhất 45 người thiệt mạng, hơn 100 nghìn người bị ảnh hưởng và gần 20.000 ngôi nhà bị sập hoặc hư hỏng do các trận mưa lớn gây lụt và sụt lở đất trong những ngày qua tại Colombia.
10 ngân hàng lớn nhất Mỹ cần tăng thêm 75 tỷ USD để đối phó với những khoản lỗ do khủng hoảng. Đó là kết quả kiểm tra tình hình tài chính 19 thể chế tài chính cho vay lớn nhất Mỹ mà FED đưa ra sáng nay 8/5.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 6/5 đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, thảo luận về các vấn đề kinh tế toàn cầu cùng những quan ngại về tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và các lực lượng nổi dậy tại Pakistan.
Vay tiêu dùng của người dân tại đất nước giàu nhất thế giới - Mỹ giảm khủng khiếp trong tháng Ba, với tốc độ nhanh nhất trong 18 năm qua, FED thông báo rạng sáng nay.
Ngày 5/5, Chủ tịch Ủy ban thuế và an sinh xã hội Hạ viện Mỹ Charles Rangel cho biết rất có khả năng Quốc hội nước này sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận kéo dài gần 5 thập kỷ qua đối với Cuba trước cuối năm 2010.
Tại Nhà Trắng ngày 19-5, Tổng thống Barack Obama đã công bố tiêu chuẩn mới về lượng khí thải xe cộ và mức tiêu thụ xăng dầu. Đây là lần đầu tiên các hạn chế về khí thải gây hiệu ứng nhà kính được gắn kết với các tiêu chuẩn liên bang với các loại xe hơi và xe tải ở Mỹ.
Cơ quan Quản lý và Ngân sách Chính phủ Mỹ ngày 11-5 công bố báo cáo cho thấy, do kinh tế suy thoái, dự báo thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm tài khóa 2008-2009 (kết thúc ngày 30-9) sẽ lên 1.840 tỷ USD, chiếm 12,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng gấp bốn lần con số thâm hụt ngân sách năm ngoái. Tình trạng này sẽ gây ra những trở ngại cho Chính phủ của Tổng thống B.Obama triển khai thực hiện các kế hoạch cải cách y tế, năng lượng và giáo dục.
Trước khi tiểu ban thông tin, công nghệ và Internet của Thượng viện Mỹ tổ chức một cuộc điều trần về “Tương lai của báo chí” vào ngày hôm nay (6-5), Nhà Trắng đã bày tỏ lo ngại về tình trạng ốm yếu của ngành báo chí Mỹ, song nói rõ rằng, Chính phủ không thể giúp ngành này vượt qua thời kỳ khó khăn hiện nay.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.