Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xôn xao xóm đèn đỏ Kamathipura

Một tuần trước khi Tổng thống Obama đến Mumbai, cả xóm đèn đỏ Kamathipura xôn xao với tin đồn đệ nhất phu nhân Michelle Obama đến thăm.

Kamathipura là xóm đèn đỏ lớn nhất ở Ấn Độ và cổ xưa nhất ở châu Á. Người dân nơi đây, nhất là “chị em lao động tình dục”, háo hức muốn biết dung nhan người phụ nữ quyền lực và nổi tiếng nhất nước Mỹ.

Theo tờ Economic Times, bà Michelle Obama được một tổ chức phi chính phủ (ONG) mời đến thăm Kamathipura và bà Obama đã nhận lời ngay. Tờ Hindustan Times cho biết thêm, chính bà Obama đã chủ động đề nghị với phía Ấn Độ sắp xếp chuyến tham quan đặc biệt này.
 
Ông Bill Clinton từng bỏ cuộc

Hãng tin PTI đưa tin lãnh đạo Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI) ở địa phương này cũng muốn bà Obama thăm Kamathipura.

Bí thư Prakash Reddy giải thích: “Chuyện bà Obama chấp nhận lời mời của một ở Kamathipura là rất tốt. Nhưng không như báo chí nói, Kamathipura không chỉ có gái mại dâm mà còn có đông đảo công nhân lao động. Họ đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội như HIV/AIDS chẳng hạn. Tôi nghĩ bà Obama sẽ có nhiều ý tưởng hay để chia sẻ với họ”.

Thật ra, Kamathipura trong năm 2010 từng có vinh dự đón tiếp những người nổi tiếng như Hoa hậu Hoàn vũ 2009 Stefania Fernandez và thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ Ấn Độ vào ngày 30-5 vừa qua nhưng ở tầm cỡ cao hơn thì chưa có tiền lệ.

Priti Patkar, Giám đốc Prerana, một lâu đời nhất ở Kamathipura, kể lại: “Khi cựu tổng thống Bill Clinton viếng thăm Mumbai, ông ấy cũng ngỏ ý muốn thăm một văn phòng ở Kamathipura. Nhưng cảnh sát trưởng Mumbai lúc bấy giờ là M.M. Singh tuyên bố thẳng thừng rằng không thể bảo đảm an ninh. Thế là ông Clinton bỏ cuộc”. 

Bà Obama đi chân không tham gia trò chơi nhảy lò cò với trẻ em bất hạnh Ấn Độcủa tổ chức từ thiện Make a Difference hôm 6-11 ở Mumbai. Ảnh: AP 
 
Sau đó tỉ phú Mỹ Bill Gates cũng muốn tham quan Kamathipura nhưng dự định này không thành sau khi ông Singh đưa ra lập luận muôn thuở rằng “không bảo đảm an ninh”.

Lần này, theo tờ The Times of India, chính quyền bang Maharashtra cũng quyết liệt nói không với đệ nhất phu nhân Michelle Obama dù bà rất thiết tha với ý định này.

Tuy không được hân hạnh chiêm ngưỡng tận mắt bà Michelle Obama, các “chị em ta” và bà con lao động ở Kamathipura không buồn lắm. Bởi nếu sự kiện này diễn ra, chắc chắn họ sẽ mất thu nhập trong ngày vì cảnh sát sẽ đóng cửa hết các nhà thổ, phong tỏa các ngõ ra vào để bảo đảm an ninh cho thượng khách. 

Chuyến thăm cát tường

Các nhà chiêm tinh và bói toán Ấn Độ đều tiên đoán chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Obama rất tốt cho cả hai nước. Hãng tin Ấn Độ DNA, dẫn lời chiêm tinh gia Bejan Daruwalla, tin rằng cả chủ nhà lẫn khách đều hưởng lợi từ sự kiện lớn này.

Chiêm tinh gia Bejan giải thích: “Ông Barack Obama là người gắn liền với con số 4 , một con số trùng với ngày quốc khánh Mỹ (4-7). Ông sinh ngày 4-8. Ông là tổng thống thứ 44 của Mỹ. Cộng hai số này lại thành 8, con số biểu tượng của sao Thổ. Thủ tướng Mamohan Singh cũng là một người gắn liền với con số 8. Ông sinh ngày 26-9. Do đó, có thể nói sự hợp tác giữa hai ông Obama và Singh sẽ mang lại kết quả tốt đẹp”.

Nhàbói toán Vijay S. Parrmar cũng tỏ ra lạc quan về chuyến viếng thăm Ấn Độ của Tổng thống Obama. Ông nhấn mạnh rằng hai ông bà Barack và Michelle Obama hợp lại cho ra con số 8. Theo nhà bói toán này, 8 là một con số huyền bígắn liền với những người thành đạt nhất thế giới.

Bà Michelle sinh ngày 17-1,số định mệnh của bà là con số 8. Ông Obama là tổng thống thứ 44 được con số 8 của vợ hỗ trợ rất tốt. Ấn Độ cũng là một nước chịu ảnh hưởng số 8 (sao Thổ). Hai ông bà Obama sẽ hưởng lợiở Ấn Độ về mặt tài chính và chính trị vì cả hai rất hợp với sao Thổ. 

Sách, vật kỷ niệm Obama bán chạy

Trong khi ở Mỹ, hình tượng chính trị ông Obama đang nhạt nhòa thì ở Ấn Độ rất nhiều fan của ông ở cả hai thành phố Mumbai và New Delhi đổ xô đi mua sách và vật kỷ niệm liên quan đến ông.

Chủ một tiệm bán sách ở Mumbai khoe với hãng tin Reuters: “Có ít nhất 500-600 khách hàng hỏi mua sách viết về ông Obama. Sách viết về bà Michelle cũng bán rất chạy. Chúng tôi đã đặt mua 1.500quyển Tiểu sử bà Michelle Obama.

Cuốn sách bán chạy nhất trong tuần qua là cuốn Những cuộc chiến của Obama do nhà báo nổi tiếng Bob Woodward viết, mô tả các mối quan hệ phức tạp giữa Tổng thống Obama và viên chức Nhà Trắng.

Tác phẩm mới phát hành, mặc dù giá sách không rẻ (972 rupee Ấn Độ, tương đương 427.680 đồng) nhưng người mua vẫn đông.   

 

Sách Những cuộc chiến của Obama bán chạy như tôm tươiẢnh: The Insider

Priyanka Malhotra, Giám đốc Nhà Xuất bản Full Circle Publishing, nhận xét: “Giá cả không thành vấn đề. Tôi nghĩ rằng không chỉ các nhà chính trị và nhà nghiên cứu quan tâm đến cuốn sách này mà công chúng Ấn Độ cũng thích đọc vì ông ấy là một nhân vật của công chúng khác biệt so với những người khác”.

Hầu hết các sách của ông Obama viết như Những giấc mơ của cha tôi và Hy vọng táo bạo đều bán chạy. Hai cuốn sách này và cuốn của Bob Woodward được trưng nơi mặt tiền các giá sách của các nhà sáchlớn nhất ở khu chợ Khan.

Các bức tranh lớn in hình ông Obama, đệ nhất phu nhân Michelle và hai cô con gái của tổng thống cũng bán rất chạy. Nhiều người dự định đi mua pháo bông, quà tặng để ăn mừng lễ Diwali (Ánh sáng) của Hindu (Ấn giáo) rốt cuộc trở về nhà với một đống sách, tranh ảnh và vật kỷ niệm về Obama.

Manvi Sharma, chủ một cửa hàng bán đồ lưu niệm ở New Delhi, nói: “Tháng này hoàn toàn thuộc về ông Barack Obama”.

(Theo nld online)

  • Mỹ giành ngôi quán quân trung tâm tài chính 2010
  • Tỷ lệ các cựu binh Mỹ tự tử tiếp tục tăng mạnh
  • Kinh tế Mỹ vẫn “khát đôla”
  • Kinh tế Mỹ đón nhận thông tin tích cực
  • Chung quanh chiến lược của Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan
  • Obama tuyên chiến với AQAP
  • Mỹ kiểm tra sức khỏe các ngân hàng lớn
  • "Báo động đỏ" khủng hoảng nợ ngân hàng tại Mỹ