Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

9 quốc gia Châu Phi có nguy cơ thiếu lương thực cao nhất

Một người đàn ông Hồi giáo Afghanistan đang chuẩn bị bưa ăn tối tập thể

Theo tin từ AFP, sau khi tiến hành điều tra tại 163 nền kinh tế, Ủy ban chương trình lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc đã công bố chỉ số khủng hoảng an ninh lương thực năm 2010.

Theo đó, Afghanistan và 9 quốc gia ở Châu Phi có nguy cơ thiếu lương thực cao nhất. Khu vực Bắc Mỹ, châu Âu đặc biệt là khu vực bán đảo Scandinavia vẫn có khả năng cung cấp lương thực đầy đủ, đáng tin cậy.

Chỉ số này do Maplecrof - công ty phân tích khủng hoảng Anh và Ủy ban chương trình lương thực Quốc tế Liên Hợp Quốc dựa trên 12 nhân tố ảnh hưởng để đánh giá. Tiêu chuẩn đánh giá bao gồm: sản lượng ngũ cốc, tổng giá trị sản lượng bình quân đầu người, nguy cơ xảy ra thiên tai, chất lượng cây trồng, hạ tầng cơ sở phân phối lương thực, xung đột, và hiệu quả, vai trò của Chính phủ ...

Năm 2009, quốc gia có khủng hoảng an ninh lương thực lớn nhất là Angola, tiếp sau là Haiti, Mozambique, Burundi, Congo (Kinshasa) Cộng hòa Dân chủ, Eritrea, Zambia, Yemen, Zimbabwe và Rwanda. Năm 2010, các quốc gia được đánh giá có khủng hoảng lớn nhất bao gồm: đứng đầu là Afghanistan, tiếp theo là Cộng hòa Dân chủ Công Gô, Burundi, Eritrea, Sudan, Ethiopia, Angola, Liberia, Tchad và Zimbabwe.

Các quốc gia có lượng lương thực dồi dào chủ yếu là những nền kinh tế phát triển nằm ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu. Trong đó, Phần Lan là nước có lượng lương thực cao nhất, kế tiếp là Thụy Điển, Đan Mạch, và Na Uy. Trong 50 quốc gia có khủng hoảng lương thực lớn nhất thì có đến 30 quốc gia thuộc Châu Phi cận Sahara.

Cơ quan Aplecroft cho rằng, việc biến đổi khí hậu khiến giá lúa mạch tăng đột biến là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, đồng thời cảnh báo tình hình này sẽ ảnh hưởng mạnh đối với các nước nghèo, chậm phát triển. Vừa qua, thời tiết xấu đã dẫn tới thiên tai ở Pakistan và thảm họa cháy rừng ở Nga khiến hai nước này đang rơi vào tình trạnh thiếu lương thực trầm trọng. Dự tính, sang năm tới khủng hoảng an ninh lương thực ở hai nước này là rất lớn.

(Theo Phùng Thu Thủy // Diễn đàn doanh nghiệp // Xinhua)

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi
  • Châu Phi đẩy mạnh trồng lúa
  • Báo động về nạn tự tử ở thanh niên tại Algeria
  • Nhà tù tại châu Phi là mảnh đất màu mỡ của HIV
  • Khai thác kim cương bằng bạo lực
  • Châu Phi với bài toán việc làm
  • Dành 67 phút làm việc vì cựu Tổng thống Mandela
  • Kinh tế Nam Phi sau World Cup liệu có khởi sắc ?
  • Thủ đô Algiers tích cực xóa các khu nhà ổ chuột