Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện khí hóa: Bài toán nan giải ở châu Phi

Một hội thảo quốc tế tại Dakar (Senegal) đã kết luận rằng năng lượng là một trong những yếu tố đóng góp nhiều nhất vào công cuộc phát triển bền vững của châu Phi.

Theo giới chuyên gia, giải quyết được bài toán năng lượng có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế-xã hội và tạo ra môi trưởng thuận lợi cho phát triển bền vững. Năng lượng tác động mạnh đến sức cạnh tranh của  mọi nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền với việc tăng nguồn cung năng lượng. Theo các số liệu chính thức, hơn 2 tỷ người (1/3 dân số thế giới) không có điện sử dụng, trong khi 1/3 số dân nữa chỉ được sử dụng điện rất hạn chế.

Tại châu Phi, cung cấp điện năng là một trong những vấn đề lớn đang kìm hãm sự phát triển của châu lục  và tình trạng thiếu điện là một trong những nguyên nhân lớn nhất làm tăng tỷ lệ nghèo đói. "Lục địa đen" có tỷ lệ điện khí hoá thấp nhất thế giới, với khoảng 75% dân số (700 triệu người) sống trong cảnh không có điện, trong đó  Burundi chỉ có 3% dân số được sử dụng điện, Rwanda 5%, Tanzania là 12% và Kenya là 20%.

Từ nhiều năm qua, châu Phi vẫn loay hoay tìm kiếm cho mình một chính sách năng lượng phù hợp. Các quốc gia ở châu lục này đang cố gắng phối hợp giải bài toán năng lượng. Các cuộc thảo luận tập trung vào việc các nước có nguồn năng lượng dồi dào giúp các nước thiếu năng lượng, đưa ra ý tưởng về một chính sách năng lượng chung như cam kết của Chương trình đối tác kinh tế mới vì sự phát triển của châu Phi (NEPAD) nhằm xoá đói, giảm nghèo và thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển.
 
Trên thực tế, châu Phi có nguồn năng lượng đủ để phục vụ cho sự nghiệp phát triển, nhưng lại phân bổ  không đều. Mặc dù, châu Phi đã thực hiện các hoạt động khai thác dầu khí ở phía Bắc và phía Tây, có tiềm năng thuỷ điện ở miền Đông và miền Trung và  than ở miền Nam. Chính sự phân bổ năng lượng không đồng đều này dẫn đến nhu cầu hội nhập năng lượng ở cấp khu vực và về dài hạn là ở cấp châu lục. Sự thống nhất các thị trường nội địa dài hạn có thể đem lại lợi ích kinh tế. Do đó, việc cung cấp năng lượng xuyên quốc gia tạo ra sự đa dạng hoá và đảm bảo an ninh năng lượng. Mặt khác, phát triển năng lượng xuyên biên giới có thể giúp hình thành các mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thông qua sự phối hợp và phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực trong lĩnh vực năng lượng.

Tại Cộng hoà Dân chủ Congo, dự án thủy điện Inga 3 có công suất thiết kế tới 40.000 MW, đủ sức cung cấp điện cho 500 triệu người (chiếm hơn 1/3 dân số châu Phi). Nếu xây dựng xong và đi vào phát điện, Inga3 có công suất gần bằng tổng công suất phát điện của Nam Phi (43.000 MW). Dự án này hiện đang ở trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, do Công ty điện lực Pháp (EdF) thực hiện và Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) cấp vốn đầu tư.

Hội đồng năng lượng thế giới (WEC) đánh giá dự án Inga sẽ đem lại nguồn năng lượng sạch với giá phải chăng cho châu Phi, tạo điều kiện nâng cao đời sống và hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Chỉ có điều, dự án này cần một lượng số vốn đầu tư khổng lồ, trong khi cả châu Phi chỉ thu hút được 3% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới.

(tamnhin)

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi
  • Châu Phi phát triển dịch vụ chuyển tiền qua SMS
  • Châu Phi chú trọng nâng cao vị thế của phụ nữ
  • Tự truyện đáng quý
  • Ai Cập tranh cãi về giáo dục giới tính ở trường học
  • Nam Phi đối phó với tình trạng ô nhiễm nguồn nước
  • Các nước châu Phi: Nghèo vì thất thu thuế
  • Zimbabwe đuổi doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
  • Châu Phi rút ngắn khoảng cách về CNTT với thế giới