Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nạn săn trộm tê giác hoành hành ở Nam Phi

 
Số tê giác bị săn bắn trộm ở Nam Phi lên đến 100 con/năm. (Ảnh: Internet).

Theo cảnh báo của Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Nam Phi (EWT), hiện nay số tê giác bị giết do nạn săn bắn trộm ở nước này đã tăng đột biến từ 10 con/năm trước đây lên 100 con/năm.

Riêng từ đầu năm tới nay đã có 84 con tê giác bị sát hại, trong đó có tới 33 con ở công viên Kruger - một điểm du lịch hấp dẫn về bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm.

Nạn săn bắn động vật quý hiếm tại Nam Phi đang không ngừng gia tăng, bất chấp việc chính phủ nước này đã áp dụng nhiều biện pháp tiên tiến để ngăn chặn hoạt động phạm pháp này như gắn chíp lên sừng tê giác, tăng vốn đầu tư vào các dự án bảo tồn, tạo lập khu vực sinh sống an toàn cho các loài tê giác quý hiếm.

Nạn săn bắn trộm tê giác ngày càng nghiêm trọng là do sừng tê giác là mặt hàng xuất khẩu rất được ưa chuộng, nhất là tại thị trường châu Á.

Sừng tê giác mang lại siêu lợi nhuận, nên hiện bọn săn bắn trộm không chỉ gia tăng hoạt động phạm pháp này, mà còn sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi và các phương tiện săn bắn hiện đại, kể cả dùng máy bay trực thăng, súng trường AK-47 cũng như cấu kết với các băng nhóm tội phạm địa phương để mua chuộc nhà chức trách, lách luật để có giấy phép săn bắn tại các công viên và khu bảo tồn...

Hiện Nam Phi là quê hương của gần 16.300 con tê giác trắng, chiếm 93% số lượng tê giác trên thế giới, và khoảng 1.500 con tê giác đen./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi
  • Ai Cập thúc Israel nối lại đàm phán với Palestine
  • Honduras đối thoại để chấm dứt khủng hoảng
  • Tổng thống tiếm quyền Honduras lại bỏ quyền lực
  • WB trợ giúp Zimbabwe vượt qua khủng hoảng
  • Chim câu “hạ nhục” dịch vụ Internet ở Nam Phi
  • Nigeria khuyến khích người có HIV lấy nhau
  • “Săn” đất ở châu Phi
  • Kinh tế châu Phi có thể tăng trưởng chậm lại